【kết quả bóng đá giải hạng nhất quốc gia】Kinh Cùng xa lắm
(CMO) “Đường về kinh Cùng còn xa lắm”, đó là câu nói cửa miệng của người dân xã Hoà Tân. Đối với tôi, nơi này không xa mà cũng không gần, bởi người ta chỉ ngại vì đường vô rất khó khăn. Con đường hẹp 0,5 m, dài hơn 1 cây số (do bà con tự làm) nhiều chỗ bị bể. Đa số hộ dân sống bằng nghề nuôi tôm, nhà nào cũng có cống, miệng cống cứ nhấp nhô, tạo thành con đường ngoằn ngoèo thách thức tay lái người điều khiển phương tiện giao thông.
Cây cầu khỉ chông chênh ở kinh Cùng. |
Toàn ấp Gành Hào 1 có trên 200 hộ. Phó ấp Võ Minh Luân nói: “Trước đây nơi này không có kinh, chỉ là một con lạch nhỏ, chiều ngang khoảng hơn 1 m. Đến năm 2001, khi chuyển dịch sang nuôi tôm thì xáng vô đào thành kinh để phục vụ bà con sản xuất”.
Dân khát nước
Anh Luân cho biết, cũng từ đó bà con ở kinh Cùng bắt đầu khoan cây nước, nhà nào cũng có cây nước, lúc đầu nước có hiện tượng lợ lợ, về sau ngày càng mặn hơn, không thể sử dụng sinh hoạt được. Đã nhiều lần bà con dời cây nước đến chỗ này, chỗ kia cho có nước ngọt nhưng không kết quả.
Theo khảo sát của chúng tôi, ở đây có 44 hộ thì có hơn 1/3 là cây nước bị nhiễm mặn, chỉ đến mùa mưa, độ mặn trong nước mới giảm xuống, còn mùa hạn thì nước mặn không thể nấu ăn được.
Khoảng 3 năm về trước, mỗi nhà đều có cây nước, bình thường 1 giờ đồng hồ có thể bơm hơn 1 m3 nước, nhưng thời điểm này chỉ bằng phân nửa số đó. Mặc dù đã nhiều lần tiếp xúc cử tri, dân ở kinh Cùng có nhiều kiến nghị nhưng cũng chỉ là lời hứa.
Anh Luân nói giọng hơi buồn: “Ở đây hộ bà Nguyễn Thị Cẩm phải đi xin nước, cách khoảng 2 cây số mới có nước ngọt. Không có lu để chứa nên 4-5 ngày phải đi xin 1 lần. Nhà nào cũng có cây nước nhưng trẻ em không tắm được vì sợ bệnh”.
Gặp bà Cẩm trong lúc đang bơm nước, thoạt nhìn thấy nước có màu vàng đục, đóng phèn, nếm có vị hơi mặn, nước bơm lên chảy rất yếu. Mỗi lần bơm như vậy bà Cẩm phải lóng hơn 2 giờ mới sử dụng tạm.
Theo bà Cẩm, nguồn nước khan hiếm, những lúc trời mưa phải tranh thủ hứng nước vào lu để dùng dần. Nguồn nước nhiễm phèn đồng nghĩa với việc không thể trồng trọt, dân ở kinh Cùng đã quen với việc cái gì cũng phải mua.
“Mỗi lần trời mưa đi lấy nước là gia đình tôi phải đi bằng vỏ lãi, mà nhà thì không có phương tiện đó, mỗi lần đi phải mượn, nhưng không thể mượn hoài được. Những lúc trời nắng, chồng tôi chở nước trên xe, đường sá bị bể, về đến nhà thì nước đã chảy hết”, bà Cẩm buồn bã.
Còn nhiều cái khó
Ông Phạm Chí Tâm, Trưởng ấp Gành Hào 1, cho biết, nguồn nước trên sông Gành Hào thời gian gần đây bị ô nhiễm do các khu công nghiệp xả thải, kéo theo bà con nuôi tôm không đạt hiệu quả cao, nhiều hộ đã bỏ xứ đi nơi khác để tìm kế sinh nhai.
Vợ chồng bà Cẩm và ông Hồ Văn Ngàn có 5 công vuông, may mắn lắm mỗi con nước chỉ thu nhập từ 300.000-500.000 đồng. Ông Ngàn thở dài: “Sống ở đây chỉ cầm cự vì đất của cha mẹ để lại, nếu không tôi cũng đi lao động ngoài tỉnh như nhiều hộ dân ở đây rồi”.
Ấp Gành Hào 1 hiện có Trường Tiểu học Hoàng Diệu, Trường THCS Hoà Tân và một điểm lẻ của Trường Mầm non Bình Minh. Từ kinh Cùng đến trường, học sinh phải vượt trên 10 cây số. Đa số học sinh đi học bằng xe đạp, những gia đình có con học mẫu giáo thì phải đi bằng vỏ lãi và theo con từ sáng đến chiều.
Đời sống khó khăn, dù địa phương động viên nhưng đa số học sinh học hết lớp 9 đã bắt đầu đi làm mướn để trang trải thêm cho gia đình. Hộ bà Nguyễn Cẩm Nàng có 3 con đi học thì 1 đứa nghỉ học giữa lớp 9 để nhường cơ hội cho đứa học lớp 12, dù các cháu đều học khá, giỏi.
Bà Cẩm nghẹn ngào: “Sau khi nghỉ học, con gái buồn khóc nhiều đêm. Tội nghiệp nó, thương gia đình nên quyết nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình, lo cho anh tiếp tục việc học. Sáng nào nó cũng thức từ 4 giờ sáng để đi lột tôm ở xí nghiệp đông lạnh, đến chiều tối mới về”.
Ông Phùng Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Hoà Tân, thông tin, qua rà soát 15 giếng nước ngẫu nhiên thì có đến 10 giếng bị nhiễm mặn. Theo đánh giá của UBND xã, nguyên nhân chủ yếu do tình hình xâm mặn, thuỷ triều dâng. UBND xã đã báo cáo lên UBND thành phố và Phòng Kinh tế. Riêng tuyến đường giao thông của kinh Cùng sẽ chờ ngân sách của UBND thành phố xây dựng trong năm 2019. Hiện tại, địa phương tiếp tục vận động người dân sửa chữa đường tạm thời để đảm bảo việc đi lại./.
Nhật Minh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·World leaders extend congratulations to Party chief Tô Lâm
- ·Party official hosts EC Vice President Josep Borrell Fontelles
- ·Việt Nam, India to expand cooperation in trade, sci
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Việt Nam, India to review cooperation results during PM’s visit to India: ambassador
- ·Measures sought to fully tap Việt Nam – Brazil cooperation potential
- ·Việt Nam, China improve counter
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Việt Nam, Laos continue promoting cooperation in technology, innovation
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Laos's Freedom Order presented to Vietnamese Ambassador
- ·Basic salary increases, inflation under control
- ·Party official hosts EC Vice President Josep Borrell Fontelles
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·President Lâm holds talks with Timor
- ·Vietnamese embassy warns citizens amid escalating Israel
- ·President receives ambassadors of RoK, Canada
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·PM Phạm Minh Chính arrives in New Delhi, beginning State visit