【pau đấu với bastia】Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia 1719
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (ở giữa) cùng lãnh đạo địa phương kiểm tra, giám sát các dự án thuộc Chương trình MTQG tại huyện A Lưới |
Nhận diện những bất cập
Qua thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án (DA) thuộc Chương trình MTQG 1719.
Để xử lý vấn đề vướng mắc về văn bản, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đôn đốc chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tổng hợp, tiếp thu phản ánh của địa phương và nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Một số nội dung không thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ đã được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo khẩn trương trình, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn...
Tại huyện A Lưới, còn nhiều vướng mắc thuộc tiểu DA 1, DA 3 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Nguồn vốn Trung ương cấp nhiều hơn so với nhu cầu thực tế tại địa phương. Cụ thể, nguồn vốn Trung ương cấp hơn 50 tỷ đồng, nhưng khả năng giải ngân chỉ được khoảng 8 tỷ đồng.
Về nội dung đầu tư hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu DA 2, DA 3, đa số các loại cây dự kiến trồng tại địa bàn huyện A Lưới theo thông báo lựa chọn chủ trì liên kết như sâm Bố Chính, cà gai leo đều không đáp ứng các yêu cầu tại Điều 8 Thông tư 12/2023/TT-BYT ngày 6/6/2023 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung tại một số điều của Thông tư số 10/2022/TT-BYT.
Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc tiểu DA 2, DA 3, do đang chờ nghị quyết của HĐND tỉnh quy định định mức hỗ trợ 1 DA phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, DA phát triển sản xuất cộng đồng. Các địa phương đang ban hành các thông báo mời thầu hoặc tổ cộng đồng đăng ký phương án, kế hoạch phát triển sản xuất để được phê duyệt. Dự kiến kế hoạch triển khai từ quý IV năm 2023.
Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, ông Nguyễn Văn Hải cho biết: 2023 là năm thứ hai giải ngân vốn thực hiện Chương trình. Tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều kế hoạch, văn bản để triển khai thực hiện. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện các DA.
“Huyện cũng đã gửi những kiến nghị của địa phương trình UNBD tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh cùng các ban, ngành liên quan nhằm nhìn nhận rõ những bất cập, kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Chính phủ và Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ trì Chương trình đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, nhưng tiến độ triển khai trong thực tế vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra”, ông Hải cho hay.
Tăng cường kiểm tra, giám sát
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Đảng bộ, chính quyền huyện A Lưới đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thôn, bản được thụ hưởng tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nội dung của Chương trình. Đồng thời, sau khi được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các DA thành phần được giao, đảm bảo thời gian theo quy định. Cụ thể, đầu năm 2024, một số các công trình hiện nay đang chậm tiến độ sẽ đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo kế hoạch đề ra.
“Huyện sẽ bám sát các văn bản hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình theo hướng đổi mới cách thức, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể trong việc thực hiện Chương trình, qua đó nâng cao ý thức tự giác, chủ động nắm bắt cơ hội vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các chính sách hỗ trợ cho các xã, các hộ gia đình để sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả”, ông Hải thông tin.
Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, đơn vị cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tại cơ sở để kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn phát sinh tại cơ sở từ đó đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, nguồn vốn thực hiện Chương trình. Thông qua đó, báo cáo, đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai bảo đảm tiến độ thực hiện đúng kế hoạch, đúng quy định pháp luật hiện hành. Đây là hoạt động rất quan trọng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các DA thuộc Chương trình MTQG 1719.
(责任编辑:World Cup)
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Gần 19 tỷ USD vốn ngoại đổ vào Đồng Nai
- ·Ngân hàng trung ương Đức cảnh báo dấu hiệu suy thoái kinh tế
- ·Cách tiếp cận thay đổi của Mỹ với châu Phi trong thế giới đa cực mới
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Chỉ số Tiger: Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự báo
- ·Chủ đầu tư The Emerald nhận giấy khen về thuế
- ·Đại gia ngầm lộ diện chủ nhân ghế nóng Vinaconex xuất hiện
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Hungary: Các biện pháp trừng phạt Nga gây thiệt hại cho chính châu Âu
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Thời khách hàng chọn BĐS bằng… công nghệ
- ·Triển vọng tăng trưởng tại các thị trường mới nổi của châu Á
- ·Chính giới Hàn Quốc và luận thuyết tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Cơ hội cho các công ty khởi nghiệp ở Mỹ
- ·Không gian sống xanh
- ·Những thách thức đối với ngành dệt may toàn cầu trong năm 2023
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Mối lo lạm phát bao trùm Eurozone