【kết quả bóng đá giải vô địch pháp】Khơi thông “điểm nghẽn” hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA
Doanh nghiệp băn khoăn,ơithôngđiểmnghẽnhỗtrợdoanhnghiệptậndụkết quả bóng đá giải vô địch pháp Hải quan giải đáp để tận dụng lợi thế từ các FTA Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt hơn các thị trường FTA Khơi thông dòng tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu |
Hàng hóa XNK tại khu vực cảng Hải Phòng tháng 3/2024. Ảnh: Thái Bình |
Làm gì để tiếp cận các chương trình hỗ trợ?
Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh việc tận dụng lợi thế từ các FTA, tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, các biện pháp và giải pháp chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt khối doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa rất lớn. Điều này sẽ góp phần phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu và khả năng tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chẳng hạn UKVFTA là hiệp định quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Vương quốc Anh lên một tầm cao mới. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh được hưởng lợi. Trong 3 năm thực thi Hiệp định UKVFTA, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trưởng trung bình 8,9%/năm, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng trưởng trung bình 9,4%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của xuất khẩu Việt Nam hay tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam sang EU hoặc sang châu Âu nói chung trong 9 tháng đầu năm.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, lợi thế mà UKVFTA mang lại đó là những mặt hàng chính của ngành hàng thủy sản được hưởng thuế nhập khẩu vào Anh về 0%. Đặc biệt là mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra. Hiện nay mặt hàng tôm đang chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh và tiếp theo là mặt hàng cá tra, chiếm 20%.
Tuy vậy, nhiều hạn chế trong quá trình thực thi hiệp định cũng đã bộc lộ. Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Cựu Tham tán công sứ tại Vương quốc Anh, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường, kể cả những thông tin cơ bản nhất. Một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không có phương pháp tiếp cận thị trường.
“Khi đó họ buộc phải gửi yêu cầu của mình sang cho các công ty trung gian, các công ty môi giới. Các công ty này tuy có kỹ năng tiếp thị nhưng hầu như hiểu biết rất hạn chế về sản phẩm. Khi đối tác hỏi khoảng 3 câu liên quan đến sản phẩm, họ không trả lời được hoặc trả lời không trúng, sẽ mất luôn cơ hội”, ông Nguyễn Cảnh Cường cho hay.
Trong lĩnh vực da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, ngành công nghiệp da giày cũng là một ngành hội nhập rất lớn, chính vì thế mà việc đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn cũng đã thực hiện. Tuy nhiên, nếu như trước đây, yêu cầu về phát triển bền vững chủ yếu là do các nhãn hàng đặt ra nhưng đến nay đã được Luật hóa và với ngành công nghiệp da giày, các thị trường chính như Mỹ, EU,… là những thị trường đòi hỏi rất cao.
Hiện nay xuất khẩu sản phẩm thời trang của ngành dệt may, da giày được người tiêu dùng các nước biết đến, và các sản phẩm “made in Vietnam” rất được ưa chuộng. Với việc chúng ta có nhiều FTA là cơ hội để mở cửa thị trường xuất khẩu hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, điểm nghẽn hiện nay là thiếu một giải pháp tổng thể, định hướng cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững. Từ việc xây dựng tiêu chí xanh là như thế nào, cho đến toàn bộ quá trình, chương trình để thực hiện, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao được nội lực cả về nguồn lực cũng như nhân lực.
Trong quá trình triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp thách thức lớn khi đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế. Nhà nước thiết kế rất nhiều chính sách nhưng đến khi thực thi trong thực tế lại vướng rất nhiều.
Chẳng hạn như gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với một số doanh nghiệp là rất tốt nhưng quy trình thủ tục rất phức tạp. Doanh nghiệp vay phải phân tách, độc lập với nguồn vốn doanh nghiệp và số tiền này chỉ hỗ trợ cho các nội dung của gói 2% mà không được làm việc khác. Trong khi hạch toán riêng cần cả một bộ máy kế toán… như vậy, doanh nghiệp thấy khó khăn, mệt mỏi.
Đối với FTA, doanh nghiệp cũng cần hỗ trợ nhiều. Khi thuế giảm về 0% hoặc ở mức rất thấp, các nước sẽ áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn cao với hàng xuất khẩu, nhiều rào cản kỹ thuật. Với thị trường EU, nhiều doanh nghiệp chia sẻ, sản phẩm nông nghiệp xuất sang EU kiểm tra đến 30 chỉ tiêu về dư lượng kháng sinh. 30 chỉ tiêu này để đáp ứng được phải từ nguyên liệu, đất canh tác…
“Đó là cả một quy trình, nếu cách như xưa thì không bao giờ đáp ứng được. Ngay từ đầu doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của nhà mua chứ không phải cứ sản xuất theo thói quen tự nhiên”, bà Thủy cho hay.
Cần có chương trình hỗ trợ riêng dành cho doanh nghiệp
Theo bà Thủy, để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu, đầu tiên chúng ta phải có kiến thức là nhà mua yêu cầu gì, đưa cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch, phải ứng dụng chuyển đổi số để theo dõi sự tăng trưởng của cây trồng hay của vật nuôi theo dõi hàng ngày. Thậm chí, để đáp ứng tiêu chuẩn bền vững còn phải gửi cho họ báo cáo 30 ngày trong một tháng,… tức là yêu cầu của khách hàng cao đến mức các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng vô cùng khó khăn.
Còn theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA có nhiều điểm thuận lợi: có cơ sở cam kết quốc tế tại chính các FTA; tại kế hoạch thực thi các FTA; Chính phủ quy định rõ phải có các biện pháp hỗ trợ để cho doanh nghiệp tận dụng FTA.
Tuy vậy, ông Ngô Chung Khanh cũng nhìn nhận, thách thức đầu tiên trong các chương trình hỗ trợ đó là tiền. Những hỗ trợ bằng tiền hiện nay của chúng ta không phải là quá nhiều, chưa kể còn tản mát, chưa nhất quán. Do đó, cần thống nhất được các nguồn lực còn đang tương đối hạn chế để trở thành một nguồn lực thống nhất nhằm tận dụng hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, hỗ trợ nhưng phải đảm bảo phù hợp với các cam kết, phải nhất quán từ Trung ương xuống địa phương. Thực tế cho thấy nhiều địa phương hỗ trợ rất đa dạng, nhưng các biện pháp hỗ trợ cần không bị trùng lắp, không bị chồng chéo và phải kết hợp được với nhau. Trung ương phải kết hợp với địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp.
“Phải có chương trình hỗ trợ dành riêng về các FTA. Bởi các biện pháp hỗ trợ vừa qua là hỗ trợ chung cho tất cả doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp xuất khẩu hay doanh nghiệp nhập khẩu, tức là không định hướng hỗ trợ vào EU hay hỗ trợ vào CPTPP. Nếu muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả tận dụng FTA, cần tính đến những chương trình hỗ trợ thống nhất từ Trung ương xuống địa phương cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng EVFTA, hay CPTPP”, ông Ngô Chung Khanh chia sẻ.
Theo đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên, mỗi thị trường có những quy định riêng, đặc thù riêng. Khi xây dựng được chương trình như thế sẽ vừa đáp ứng được những quy định của EU, vừa đáp ứng các thị trường khác. Hỗ trợ theo từng FTA sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa được các nguồn lực. Do đó, cần tập trung nguồn lực xây dựng chương trình hỗ trợ riêng dành cho doanh nghiệp tận dụng tối đa các FTA.
Chính phủ đã đồng ý giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội xây dựng một hệ sinh thái tận dụng FTA. Tư duy của hệ sinh thái này chính là kết nối tất cả các chủ thể có liên quan từ chuỗi giá trị. Chẳng hạn như ngành thủy sản, kết nối từ người nông dân nuôi trồng thủy sản đến các công ty thu mua, công ty chế biến, các tổ chức tín dụng, logistics, kết nối với địa phương, bộ, ngành.
Hệ sinh thái này trước mắt sẽ tập trung vào 6 ngành: dệt may; da giày; thủy sản; cà phê; quế và điều với mục tiêu đưa các chủ thể và tận dụng tối đa sức mạnh của các chủ thể để từ đó có được các định hướng trọng tâm để tận dụng tối đa các FTA. “Chúng tôi kỳ vọng, dự kiến tháng 9/2025 hệ sinh thái có thể đi vào cuộc sống, lúc đấy vấn đề vướng mắc cũng có thể phần nào được giải quyết. Hệ sinh thái được ban hành thì sẽ tập trung nguồn lực từ phía các bộ, hiệp hội, tạo sự tập trung nguồn lực khai thác FTA hiệu quả hơn nữa”, ông Ngô Chung Khanh thông tin.
TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Tập trung nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vừa tăng “sức khỏe” Nhờ có FTA nhiều doanh nghiệp đã làm rất bài bản và có nghiên cứu thực sự. Chẳng hạn, có những công ty ở Anh chỉ muốn thu mua cà phê thô, không muốn mua hàng chế biến sâu nhưng doanh nghiệp cương quyết bỏ tiền ra để chế biến sâu bởi vì giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên, để làm được tốt hơn, nếu không có tư duy lâu dài để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, doanh nghiệp sẽ theo nguyên tắc của họ là chiến đấu ngắn hạn rồi mới đến dài hạn, nhưng có vốn thì mới dài hạn được. Do đó nếu có chính sách hỗ trợ khởi động cho doanh nghiệp tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt. Chẳng hạn về vốn, lãi suất giảm nhưng chưa đủ vì còn thủ tục về tín chấp, thế chấp cần phải giải quyết. Ngân hàng cũng là một cơ sở kinh doanh, không thể cho vay mà không có gì đảm bảo cả. Vì vậy, có thể mở rộng tiếp cận nguồn lực các quỹ đầu tư của nước ngoài đang rất hướng về Việt Nam. Các chương trình hỗ trợ nên làm và làm càng sớm càng tốt để nguồn lực tập trung hơn. Đồng thời tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa để đẩy họ mạnh lên, dẫn dắt theo các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp vừa có độ bền vững khá cao vì đa ngành. Vì vậy, để giải quyết được bài toán tận dụng các FTA phải tập trung vào doanh nghiệp vừa. Nguồn lực phải tập trung vào một chỗ, sau đó phát triển ra những chỗ lân cận. Ông Vũ Việt Thành, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương): Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn các thay đổi của thị trường Để tận dụng tối đa các cơ hội từ các FTA nói chung và từ Hiệp định UKVFTA nói riêng, thời gian tới, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin thị trường, tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về phát triển bền vững này, về sản xuất xanh, xây dựng thương hiệu… Bên cạnh đó, thông qua các cơ chế hợp tác, đặc biệt là các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp chúng tôi tiếp tục vận động chính sách với các đối tác thương mại nhằm tháo gỡ các rào cản để tiếp cận thị trường, qua đó nhằm hạn chế tối đa gánh nặng và chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường trao đổi với các quốc gia, các đối tác để làm rõ các quy định, đặc biệt là về các tiêu chuẩn. Hỗ trợ, hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, tốt hơn với các thay đổi này. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt thông qua các kênh phân phối, đưa hàng hóa Việt Nam vào các kênh phân phối, các tập đoàn thu mua lớn trên thế giới. TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương: Thách thức tạo cơ hội Thuận lợi và thách thức luôn đan xen với nhau, nếu vượt qua được thách thức thì có thể coi là thuận lợi nhưng nếu có thuận lợi mà không nắm bắt được lại là thách thức. Thuận lợi là trong suốt quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập các Hiệp định quốc tế song phương, đa phương, nhất là Hiệp định FTA thế hệ mới gần đây, chúng ta đã chuẩn bị tất cả các nội lực, khuyến khích doanh nghiệp, cơ chế chính sách đã ban hành, các lực lượng đã chuẩn bị sẵn. Bên cạnh đó, các FTA mới đều cam kết các vấn đề về môi trường, về lao động, về trách nhiệm xã hội, các vấn đề có liên quan chúng ta đã thực hiện cam kết, vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có sự chuẩn bị sẵn sàng, có những bước phát triển trong suốt quá trình vừa qua cho đến hiện nay. Ngọc Linh (ghi) |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·"Huy chương Olympic" trong thế giới sinh vật
- ·Danh hài Hồng Tơ và cú lừa ngoạn mục dịp Tết
- ·WB hỗ trợ tín dụng hơn 194 triệu USD cho 4 đô thị vừa tại Việt Nam
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em
- ·Nga quyết định cấm nhập khẩu xăng dầu để bảo vệ thị trường trong nước
- ·Foxconn sẽ rót tới 10 tỷ USD đầu tư vào Indonesia
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Tiếp nhận và triễn lãm hơn 200 kỷ vật lịch sử CAND Tây Nam bộ
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Chính phủ Canada chi 9 tỷ CAD hỗ trợ sinh viên vượt qua dịch COVID
- ·Facebook bí mật bổ sung tính năng hiển thị người xem ảnh
- ·WB dự báo mức kiều hối toàn thế giới giảm kỷ lục trong năm 2020
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Tây Bắc tiếp tục có mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất
- ·Thi vẽ tranh “Em yêu Hà Nội
- ·Cuộc chiến giành ngôi vương của Samsung và Nokia tại VN
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Thông tin mới về lễ hội Chùa Hương 2016