【chile vs paraguay】Công ty Nhật: Kế hoạch dời nhà máy đến VN có từ 10 năm trước và càng phù hợp vào lúc này
Công ty Nhật: Kế hoạch dời nhà máy đến VN có từ 10 năm trước và càng phù hợp vào lúc này
Sự thúc đẩy âm thầm của Nhật Bản để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình trong bối cảnh Covid-19 bùng phát có thể mang lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á.
Chuyển đến Việt Nam là phù hợp vào thời điểm này
Chính phủ Nhật đang chi khoảng 12 tỷ yên (114 triệu USD) cho 30 công ty để tăng sản lượng ở Đông Nam Á,ôngtyNhậtKếhoạchdờinhàmáyđếnVNcótừnămtrướcvàcàngphùhợpvàolúcnàchile vs paraguay trong giai đoạn đầu của chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng ước tính trị giá hàng tỷ USD sau sự bùng phát của dịch Covid-19và trong thời điểm quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi.
Nhật Bản muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào khác, và khoản tiền này có khả năng thúc đẩy xu hướng các công ty rời khỏi Trung Quốc và sang các nước láng giềng như Việt Nam hoặc Thái Lan.
Fujikin Inc. - công ty sản xuất linh kiện được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn - nằm trong số các công ty được hưởng lợi từ ưu đãi của chính phủ Nhật Bản. Nhà sản xuất có trụ sở tại Osaka sẽ nhận được khoản trợ cấp trị giá 2/3 chi phí để rời sản xuất khỏi Trung Quốc và chuyển đến Việt Nam.
Chủ tịch công ty Shinya Nojima cho biết: "Chúng tôi đã suy nghĩ về việc nâng cao năng lực của mình tại Việt Nam trước khi khoản trợ cấp được công bố và nó phù hợp vào đúng thời điểm này".
Khi dịch Covid-19khiến đóng cửa các nhà cung cấp của Fujikin tại Trung Quốc vào đầu năm nay, khách hàng của họ bắt đầu lo lắng.
Quan hệ kinh tế Nhật Bản - Đông Nam Á ngày càng mật thiết
Sự bùng phát của Covid-19 và các đợt đóng cửa sau đó đã buộc các doanh nghiệp và quan chức chính phủ trên toàn thế giới phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc như một nguồn sản xuất.
Nhật Bản là một bên đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, nơi có một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trước đại dịch và dân số trẻ ngày càng tăng. Đầu tư của Nhật Bản vào 5 nền kinh tế trong khu vực là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã tăng gần gấp đôi tốc độ đầu tư vào Trung Quốc trong thập kỷ qua.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng chiếm phần lớn trong khoản đầu tư đó, với việc các công ty Nhật Bản cạnh tranh với các công ty Trung Quốc để xây dựng đường sắt và bệnh viện ở các nước như Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những lo lắng về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc đã thúc đẩy mối quan hệ kinh tế bền chặt hơn giữa Nhật Bản và khu vực.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản được coi là cường quốc đáng tin cậy nhất, theo một cuộc khảo sát hàng năm của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore công bố vào tháng Giêng. Trong số 1.308 người được khảo sát ở 5 lĩnh vực chuyên môn, 61,2% nói rằng họ tin tưởng Nhật Bản sẽ "làm đúng" để cung cấp hàng hóa công.
Sự tin tưởng đó đi theo cả hai chiều, với việc Nhật Bản đã đầu tư 139 tỷ USD ròng vào Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines trong thập kỷ qua.
Satoshi Kitashima, Phó giám đốc tại Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cho biết, ngay cả trước khi dịch bùng phát và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, đã có sự chuyển hướng khỏi sản xuất ở Trung Quốc.
Trong những năm qua, Việt Nam đã nổi lên là địa chỉ ưa thích rõ ràng của nhiều nhà sản xuất nhờ chi phí lao động và điện tương đối thấp, gần với Trung Quốc và thái độ cởi mở với đầu tư nước ngoài. Kitajima, người trước đó đã dành 9 năm ở Việt Nam để thúc đẩy kinh doanh giữa hai nước, cho biết đã có sự chuyển biến rõ ràng trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước.
Nojima, công ty Fujikin cho biết mức lương của Việt Nam bằng 1/10 của Nhật Bản và thấp hơn ở Trung Quốc, trong khi Kitajima cho biết nhiều công ty hiện đang chuyển đến Việt Namvới mục tiêu tập trung vào thị trường nội địa trẻ và đang phát triển nhanh chóng của quốc gia này.
Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao Việt Nam về khả năng chính trị ổn định và khả năng kiềm chế Covid-19, mặc dù gần đây sự gia tăng các ca bệnh đột nhiên quay trở lại.
Trong số 30 công ty nhận được trợ cấp của chính phủ Nhật Bản để mở rộng sản xuất ra nước ngoài nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng của họ, một nửa trong số đó sẽ sử dụng số tiền đó ở Việt Nam.
Nhiều công ty trong số đó được chọn cho vòng đầu tiên của chương trình trợ cấp đang đẩy mạnh sản xuất vật tư y tế.
Trong giai đoạn đầu tiên của chương trình trợ cấp mới, 57 công ty sẽ được cung cấp chia sẻ 57,4 tỷ Yên để tăng sản lượng ở Nhật Bản trong khi 30 công ty được hưởng khoảng 12 tỷ Yên để tăng sản lượng ở các quốc gia khác. Ngoài ra, còn lại khoảng 174 tỷ Yên để các công ty khác có thể đăng ký trong giai đoạn tiếp theo.
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·‘Biển người’ xuống phố tham gia lễ hội Tết Nguyên tiêu ở TP.HCM
- ·Dự báo thời tiết 5/3/2024: Miền Bắc nắng mạnh trước khi đón tiếp không khí lạnh
- ·Tuyên án cựu nhà báo Hàn Ni
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Người dân dỡ nhà, giao mặt bằng làm đường kết nối nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Dự báo thời tiết 29/2/2024: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc lại rét tê tái
- ·Chủ căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng': Giây phút đó tôi chỉ biết ôm mặt khóc
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Bộ trưởng Tài chính: Có hợp đồng bảo hiểm dài hàng chục trang, sơ hở thông tin
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Lính cứu hỏa kể phút vượt 'biển lửa' cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy ở Hà Nội
- ·Bộ trưởng Ngoại giao: Phải chặt đứt đường dây dụ dỗ thanh niên ra nước ngoài
- ·Vốn đã sẵn, khẩn trương khởi công dự án cầu đường Nguyễn Khoái hơn 3.700 tỷ đồng
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái
- ·Dự báo thời tiết 16/3/2024: Miền Bắc tiếp diễn sương mù, mưa phùn và nồm ẩm
- ·Cầu Ba Son tiếp tục nhếch nhác vì bị bôi bẩn, vẽ bậy
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Dự báo thời tiết 27/2/2024: Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc chìm trong mưa rét
- Tính và quyết toán thuế thu nhập đối với người nước ngoài
- Hải quan Hà Tĩnh: Thu ngân sách đạt 74,55% dự toán
- Đồng Tháp: Công khai danh sách hơn 30 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế
- Tìm kiếm tài năng âm nhạc “New Apparel Far Eastern Việt Nam lần 1”
- Vỡ mộng Cúp C1, Barca thiệt đơn thiệt kép
- Đến Thái Lan trải nghiệm những điều thú vị
- Ông Mai Văn Huế, Chủ tịch Tân Hoàn Cầu bị tạm hoãn xuất cảnh
- Kết quả bóng đá Dortmund 1
- Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT
- Đánh giá Quyết định 15 của Thủ tướng sau một năm thực hiện