【kqbd c2 hôm nay】Nhiếp ảnh gia bén duyên với vùng cao, được ngàn trẻ em yêu quý
Đam mê nhiếp ảnh,ếpảnhgiabénduyênvớivùngcaođượcngàntrẻemyêuquýkqbd c2 hôm nay thương người dân vùng cao
Lê Quang Long (30 tuổi) là một nhiếp ảnh gia tự do đến từ Quảng Nam. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Long đã thích chụp ảnh.
Năm 20 tuổi, không tìm được niềm vui trên giảng đường đại học, Lê Quang Long quyết định dừng lại. Anh bắt đầu thực hiện đam mê xê dịch và chụp ảnh của mình. Được ngắm nhìn những cảnh đẹp của đất nước, được trải nghiệm cuộc sống ở những nơi mình đặt chân qua rồi ghi lại là điều Long luôn mong đợi. Long thích những cảnh thiên nhiên hoang sơ nên thường tìm đến những miền núi xa xôi, hẻo lánh.
"Trong quá trình làm công việc nhiếp ảnh, đến những vùng cao hẻo lánh, mình bắt đầu gặp gỡ người dân và trẻ em ở đây. Mỗi người là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là hoàn cảnh sống khó khăn. Cảm thông sâu sắc với những con người ấy, mình nhen nhóm ý định làm thiện nguyện để giúp đỡ họ”, Long cho biết.
Công việc đầu tiên Long làm để giúp đỡ họ là bỏ tiền túi ra mua sách vở, quà cho trẻ em nghèo. Thấy được niềm vui và nụ cười hạnh phúc của trẻ thơ, Long nhận ra, mình cần lan tỏa tinh thần tốt đẹp, cần chia sẻ cuộc sống này để những người có tấm lòng thiện nguyện biết đến.
Và tháng 6/2020, nhóm thiện nguyện "Những bước chân xanh" ra đời. "Đây là dự án tập trung giúp đỡ trẻ em và người lao động nghèo ở vùng cao. Dự án này đã có sự tham gia của các bạn trẻ có chung tinh thần thiện nguyện, muốn đóng góp sức lực tới các hoạt động nhân văn, mang tính xã hội", Quang Long tiết lộ.
Quang Long yêu mến, muốn chia sẻ khó khăn với những trẻ em vùng cao.
“Mục tiêu chính của nhóm thiện nguyện là giúp các em có điều kiện học tập, đến trường thông qua việc xây trường, xây đường, cải tạo thư viện, tặng sách, vở… Bên cạnh đó, những người dân lao động nghèo, cuộc sống khó khăn tại các vùng xa xôi hẻo lánh cũng là đối tượng nhóm thiện nguyện muốn giúp đỡ. Ngoài ra, những hoàn cảnh khó khăn gặp biến cố, tai nạn nhưng không thể xoay sở trong một khoảng thời gian nhất định, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hoặc tương lai, nhóm cũng sẽ có các định hướng giúp đỡ phù hợp tùy theo mỗi trường hợp”.
Quang Long cho biết, công việc cụ thể của nhóm là đến các vùng quê nghèo, cung cấp các suất ăn, các bữa cơm miễn phí, các phần quà nhân các ngày lễ, tết, hỗ trợ người dân xây dựng lại trường học, thư viện, đường sá,…
Trong suốt thời gian hoạt động, nhóm thiện nguyện luôn nỗ lực hết mình với công việc, chia sẻ khó khăn với mọi người. Điển hình là việc cứu trợ vùng rốn lũ miền Trung tháng 11/2020; chiến dịch "Mùa đông cho em" ở các vùng Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang; chuyến xuyên Việt mang "Tết yêu thương" đến các tỉnh vùng cao...
Hiện tại, nhóm đang thực hiện chiến dịch xây dựng 100 thư viện và nấu các bữa ăn cộng đồng cho trẻ vùng cao. Tuy đó là một chặng đường dài nhiều khó khăn nhưng Long và cả nhóm chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Mỗi chuyến đi đều là những hành trình ý nghĩa đối với Quang Long và bạn bè. Điều ấm áp chính là anh nhìn thấy nụ cười của các em nhỏ, được thấy được khát khao đến trường của các em.
Còn sức còn làm
Không chỉ là nhiếp ảnh gia chuyên giúp những trẻ em nghèo, Quang Long còn được biết đến với hình ảnh chàng trải trẻ ngâm mình 15 ngày trong dòng nước lũ cứu trợ bà con miền Trung hồi tháng 11/2020. Đó còn là hình ảnh chàng thanh niên không ngại dịch bệnh, sớm khuya giao những món đồ ăn miễn phí đến tận tay người vô gia cư, người trong vùng cách ly vì dịch Covid-19.
Thời gian đó, Quang Long đăng kí làm tình nguyện viên của nhiều nhóm thiện nguyện, phát rau, bánh, cơm đến tận vùng dịch và những khu vực bị cách ly, những người vô gia cư. Tấm lòng của anh và các bạn trong nhóm thiện nguyện trẻ truyền cảm hứng cho nhiều người về sự sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Quang Long cho hay, trong quá trình làm thiện nguyện, đi tới các vùng núi cao, việc di chuyển là khó khăn hàng đầu: "Địa hình, thời tiết là điều quan trọng trong mỗi chuyến di chuyển. Để lên được vùng cao, mình và các bạn trong nhóm phải đi đường núi gập ghềnh, đất đá cheo leo, nắng gió, mưa bão... khá nguy hiểm. Ngoài ra, tụi mình còn tiền trạm để chuẩn bị quà, thức ăn, quần áo... cho các em. Dù vậy vẫn có những phát sinh, phải xoay sở. Việc chuẩn bị thức ăn, phân công người nấu nướng cũng là vấn đề khó”.
Anh luôn hi vọng được nhìn thấy nụ cười trẻ thơ, được thấy các em đến trường.
Bù lại, có những thuận lợi nhất định khiến Long cảm thấy ấm lòng. Đó là sự hỗ trợ của bạn bè, người thân và những người quen biết trên mạng xã hội. Họ luôn ủng hộ công việc thiện nguyện của nhóm Quang Long.
“Đội ngũ của mình từ lúc mới thành lập có nhân sự rất mỏng. Tuy nhiên theo thời gian và sức lan tỏa trên mạng xã hội, nhiều bạn trên khắp cả nước muốn tham gia. Những thành viên của nhóm chỉ cần đảm bảo có sức khỏe tốt để di chuyển ở những địa hình khó khăn. Hơn cả, đó phải là người mong muốn được chia sẻ với người khác”, Quang Long nói.
Tương lai, Quang Long vẫn tiếp tục làm thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Long chưa từng có ý định dừng lại bởi đối với anh, bản chất cuối cùng của công việc chính là sự chia sẻ. Còn sức, Long sẽ còn làm hết mình.
Quang Long hi vọng, ngày càng có nhiều tấm lòng hảo tâm, những người chung chí hướng, chung sức đồng lòng để giúp đỡ cho các trẻ em nghèo: “Điều tốt mà 1 hay 2 người làm sẽ vẫn chỉ là điều tốt. Nhưng nếu điều tốt đó được lan tỏa tới tất cả mọi người thì nó sẽ trở thành một xã hội tốt, một xã hội nhân văn và tích cực”.
Chàng trai trẻ chưa từng muốn dừng lại đam mê.
"Một ngày nào đó khi không còn sức khỏe để điều hành nhóm, mình có thể sẽ giao lại trọng trách quản lý cho một thành viên khác trẻ hơn, năng động hơn và có chung lý tưởng. Nhưng mình sẽ không bao giờ ngưng việc chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh vì điều này luôn có thể được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau", trưởng nhóm thiện nguyện bộc bạch.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lớp học dạy chữ, dạy cả cách mưu sinh của thầy Khải
Trải qua tuổi thơ vất vả, thiếu thốn tình cảm, Huỳnh Quang Khải hiểu hơn ai hết số phận của những đứa trẻ bán vé số, ve chai không biết đến con chữ.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·'Súc tích' hay 'xúc tích', từ nào mới đúng?
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Cục súc' hay 'cục xúc'?
- ·Thiết kế trường Victoria Nam Sài Gòn giành giải Kiến trúc Quốc tế ở Chicago, Mỹ
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo
- ·IJC Festival 2024: 'Nhà máy hiện thực hoá ước mơ' của tân sinh viên trường Báo
- ·Vị vua duy nhất trong sử Việt gả vợ cho cận thần là ai?
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Già dặn' hay 'già giặn'?
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi
- ·Cựu sinh viên 'rút ruột' tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả
- ·Những nhà khoa học Việt nào lọt top ảnh hưởng nhất thế giới 2024?
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Phát động cuộc thi viết về thầy cô và mái trường 2024
- ·Gần 60 học sinh, giáo viên tử vong và mất tích sau bão Yagi
- ·Ô tô nằm ở ô số mấy trong bãi đỗ xe?
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Từng nản lòng trước việc học, 10X lội ngược dòng thành thủ khoa ĐH Luật Hà Nội