【tỷ số u23】Chứng khoán tuần: Vì sao thanh khoản sụt giảm?
Mức sụt giảm khá lớn trong thanh khoản của phiên cuối tuần qua (ngày 6/11) có thể đổ lỗi cho việc mất kết nối tới sàn giao dịch của một công ty chứng khoán có thị phần lớn. Tuy nhiên đó có thể cũng chỉ là lý do trùng hợp mang tính thời điểm,ứngkhoántuầnVìsaothanhkhoảnsụtgiảtỷ số u23 vì thanh khoản đã giảm suốt cả tuần, chứ không chỉ một ngày.
VN-Index tuần qua xác lập 4/5 phiên tăng điểm với tổng mức tăng 12,82 điểm tương đương 1,4%. Đây là tuần phục hồi kể từ khi chỉ số này quay đầu điều chỉnh giảm từ đỉnh cao 970,15 điểm hôm 26/10.
Nếu tính chi tiết, VN-Index giảm từ đỉnh 970,15 điểm xuống sâu nhất 911,2 điểm hôm 30/10, tức là mất đi xấp xỉ 59 điểm. Tuần qua chỉ số này phục hồi tăng từ đáy 911,2 điểm lên 938,29 điểm tương đương hơn 27 điểm. Về mặt kỹ thuật, mức phục hồi như vậy gần tương đương 50% biên độ giảm.
Đây không phải là mức phục hồi yếu, nhưng so với thế giới, tuần qua chứng khoán Việt Nam cũng không mạnh. Lấy ví dụ chỉ số S&P500 tăng tuần qua 7,3%, DJA30 tăng 7,4%, FTSE tăng 6%, HangSeng Index tăng 6,7%, Nikkei tăng 5,9%... Tuần qua cũng là tuần diễn biến bầu cử Tổng thống Mỹ. Thế nhưng các thị trường khác tăng rất tốt, còn thị trường Việt Nam thì không.
Vì vậy các thuyết âm mưu về ảnh hưởng từ thế giới khiến thị trường Việt Nam tăng trưởng yếu là không đúng. Thị trường Việt Nam đang gặp phải những lực cản nội tại, mà thanh khoản là một trong những yếu tố dễ nhìn thấy nhất.
Đầu tiên là về yếu tố cơ bản, trong khi các thị trường, ví dụ Mỹ, vẫn đang có các kết quả kinh doanh quý 3 xuất hiện, cũng như các chỉ báo vĩ mô mới, cũng như tiến trình bầu cử, thị trường Việt Nam đã phản ánh toàn bộ các thông tin mới nhất về kết quả kinh doanh cũng như vĩ mô. Thị trường đã tăng trong liền 3 tháng trước đó.
Xu hướng tăng mạnh này làm nổi lên nghi ngại thị trường có thể đã đạt đỉnh và rơi vào một nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Đây là diễn biến bình thường như tất cả các xu thế đã từng xảy ra. Ẩn số lớn nhất là liệu thị trường sẽ điều chỉnh bao nhiêu và trong bao lâu? Không ai trả lời được câu hỏi đó một cách chính xác, nên tất yếu dẫn tới các quan điểm khác nhau. Quan điểm khác nhau dẫn tới nhu cầu giao dịch khác nhau, từ đó thanh khoản giảm.
Một ví dụ gần nhất là nhịp tăng từ cuối tháng 3 tới đầu tháng 6 vừa qua. Thị trường cũng trải qua những phiên điều chỉnh mạnh giống như tuần cuối tháng 10 và rất nhiều nhà đầu tư cho rằng mức điều chỉnh như vậy là kết thúc. Thực tế thì thị trường còn trồi sụt thêm hơn 1 tháng nữa với đáy thấp hơn khoảng 6% so với đáy nhịp điều chỉnh đầu tiên rồi mới kết thúc.
Chính vì vậy nhịp phục hồi tuần qua cũng có thể chỉ là một đợt tăng kỹ thuật giống trong thời điểm tháng 6 và tháng 7 vừa qua để rồi tiếp tục giảm sâu hơn. Những người theo quan điểm này sẽ lựa chọn chiến lược giao dịch lướt sóng T+, thậm chí là đứng ngoài.
Thanh khoản do đó không thể cao được. Điều này đã được chứng mình trong trong nhịp điều chỉnh nửa sau tháng 6 và cả tháng 7 vừa qua: Thanh khoản cũng gia tăng rất mạnh cùng chiều với VN-Index tăng đạt đỉnh để rồi lại giảm rất nhanh cùng chiều với chỉ số điều chỉnh. Các nhịp đảo chiều phục hồi kỹ thuật xen kẽ trong xu hướng giảm cũng đều có thanh khoản không cao.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 6/11 | Giá đóng cửa ngày 30/10 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 6/11 | Giá đóng cửa ngày 30/10 | Mức tăng (%) |
HOT | 28.75 | 37.95 | -24.24 | HTN | 33.6 | 27.25 | 23.3 |
TNT | 1.72 | 2.09 | -17.7 | DGW | 63.2 | 53.4 | 18.35 |
TTF | 5.72 | 6.41 | -10.76 | FLC | 4.93 | 4.18 | 17.94 |
HU3 | 7.1 | 7.89 | -10.01 | YBM | 5.17 | 4.4 | 17.5 |
LM8 | 10.45 | 11.6 | -9.91 | PET | 10.5 | 9.25 | 13.51 |
TCO | 9.77 | 10.79 | -9.42 | EVG | 5.27 | 4.65 | 13.33 |
PXI | 3.11 | 3.4 | -8.53 | OGC | 8.06 | 7.13 | 13.04 |
PTL | 6.47 | 7 | -7.57 | DTA | 4.07 | 3.61 | 12.74 |
TCR | 3.1 | 3.31 | -6.34 | HSG | 16.85 | 15 | 12.33 |
COM | 45.15 | 48.2 | -6.33 | ANV | 21.3 | 19 | 12.11 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 6/11 | Giá đóng cửa ngày 30/10 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 6/11 | Giá đóng cửa ngày 30/10 | Mức tăng (%) |
DIH | 13 | 16 | -18.75 | VE4 | 7.4 | 5.5 | 34.55 |
PMP | 8.4 | 10.3 | -18.45 | SDG | 28.6 | 21.6 | 32.41 |
CAN | 24.2 | 29.4 | -17.69 | DST | 3.3 | 2.7 | 22.22 |
TST | 10.6 | 12.7 | -16.54 | PHP | 13.3 | 11.2 | 18.75 |
SGH | 39.2 | 44 | -10.91 | MST | 4.5 | 3.8 | 18.42 |
V21 | 4.1 | 4.6 | -10.87 | BNA | 27.7 | 23.6 | 17.37 |
MPT | 1.7 | 1.9 | -10.53 | VMS | 7.7 | 6.6 | 16.67 |
PIA | 24.4 | 27 | -9.63 | NGC | 2.2 | 1.9 | 15.79 |
NAG | 3.9 | 4.3 | -9.3 | TXM | 5.3 | 4.6 | 15.22 |
TMB | 17.9 | 19.7 | -9.14 | HKB | 0.8 | 0.7 | 14.29 |
Các thành phần nhà đầu tư tham gia thị trường có những kỳ vọng rất khác nhau cũng như quan điểm đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác nhau. Đối với các nhà đầu tư dài hạn, triển vọng thị trường được đánh giá trên cơ sở vĩ mô và yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Do đó thị trường giảm không phải là điều gì quá tiêu cực. Ngược lại, đối với các nhà đầu cơ, việc thị trường điều chỉnh giảm 5-7% được coi là lớn và khó chấp nhận trong chiến lược của họ. Tuy nhiên điều thường thấy là sự lẫn lộn giữa các quan điểm đầu tư này và tệ nhất là các nhà đầu cơ mắc sai lầm lại lấy các căn cứ của chiến lược đầu tư dài hạn ra làm lý lẽ để biện minh. Chẳng hạn một giao dịch T+3 hay T+7 thua lỗ được xoa dịu bằng các căn cứ tích cực về triển vọng kết quả kinh doanh cuối năm, hay tốc độ tăng trưởng GDP hoành tráng của 2021.
Thực tế các yếu tố cơ bản vẫn đang tích cực và duy trì xu thế tăng trưởng trung, dài hạn của thị trường chứng khoán. VN-Index sau khi chạm “đáy Covid” cuối tháng 3/2020 đến nay vẫn đang trong một xu thế đi lên. Tuy nhiên trong một xu thế tăng trung, dài hạn vẫn sẽ có các nhịp điều chỉnh không nhỏ trong ngắn hạn. Các nhịp điều chỉnh ngắn hạn không bị chi phối bởi các yếu tố vĩ mô hay cơ bản, mà do yếu tố cung cầu, cũng như mạch thông tin bất lợi tại từng thời điểm. Những yếu tố này tuy không thể đảo ngược được xu thế lớn, nhưng hoàn toàn có thể khiến thị trường biến động mạnh bất lợi đối với các nhà đầu cơ.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
26.10.2020 | 8,730.0 | 281.5 | 626.2 |
27.10.2020 | 8,312.7 | 467.2 | 601.0 |
28.10.2020 | 9,084.8 | 380.5 | 866.0 |
29.10.2020 | 7,772.4 | 507.5 | 852.2 |
30.10.2020 | 6,506.0 | 455.1 | 1,014.6 |
2.11.2020 | 4,981.8 | 265.4 | 774.8 |
3.11.2020 | 6,336.1 | 282.5 | 974.7 |
4.11.2020 | 6,784.5 | 280.0 | 882.9 |
5.11.2020 | 5,933.5 | 412.3 | 454.6 |
6.11.2020 | 5,116.6 | 381.9 | 583.9 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Những quốc gia Đông Nam Á 'ăn' nhiều vi nhựa nhất thế giới, có Việt Nam
- ·Hãng taxi 'nhẹ gánh' tới 30% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ sử dụng xe điện
- ·Phát triển bền vững tiêu dùng nhanh: Tiêu dùng xanh ngày càng được coi trọng
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Nỗ lực giảm hơn 300 triệu tấn phát thải CO2 vào năm 2050
- ·Lượng xe điện tăng nhanh trong 3 năm, Việt Nam giải bài toán trạm sạc thế nào?
- ·Loài cây để trong nhà giúp thanh lọc không khí, lại có tác dụng chữa bệnh
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Người Mỹ vẫn ít mua xe điện vì rào cản giá chưa đủ rẻ và thiếu trạm sạc
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Những mẹo hay giúp đi xe điện lâu hết pin nhất
- ·Nhiều khách hàng 'nghiện' đi taxi điện 'vừa sang lại vừa xanh'
- ·Kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Cách xử lý xe máy điện bị ngập nước, chết máy trong ngày mưa
- ·Nỗ lực giảm hơn 300 triệu tấn phát thải CO2 vào năm 2050
- ·Trung Quốc lại đột phá phát minh, tạo ra pin lithium thể rắn mới
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Người dùng xe máy điện có bắt buộc phải đăng ký và gắn biển số?