【kết quả anha】'Chìa khóa' gia tăng giá trị nông sản
Để các sản phẩm của địa phương cạnh tranh được với những sản phẩm hàng hóa cùng loại trên thị trường,a khkết quả anha nông dân ở huyện thuần nông Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang nỗ lực sản xuất những sản phẩm nông nghiệp chất lượng. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận cho gia đình mà còn tạo sự tin cậy với người tiêu dùng, góp phần định vị thương hiệu, sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của địa phương.
Tăng giá trị nhờ thương hiệu
Nuôi bò sinh sản theo hình thức tập trung, các thành viên Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi bò BBB Thanh Hòa cho biết, để vật nuôi khỏe, ít bệnh, người nuôi phải quan tâm vệ sinh môi trường, chuồng trại. Bên cạnh đó, kỹ thuật chăm sóc, thức ăn cho đàn bò cũng được các thành viên chú trọng. Với hàng trăm con bò, mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường lượng lớn bò thịt chất lượng.
Giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cho cây lúa là mục tiêu mà HTX gạo ruộng Sóc Nê, huyện Bù Đốp hướng đến
Thực tế trước đây, chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán thì hiện nay nông dân đã đầu tư mô hình chăn nuôi theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần định vị thương hiệu sản phẩm địa phương. Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX chăn nuôi bò BBB Thanh Hòa chia sẻ: Mục tiêu cuối cùng của HTX là phải xây dựng được thương hiệu bò Bù Đốp, trước mắt trong phạm vi huyện, tỉnh và sau này mở rộng ngoài tỉnh. HTX đã vận động, khuyến khích thành viên tập trung chăn nuôi bò chất lượng phục vụ người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu, uy tín của HTX.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khách hàng, các thành viên HTX cà phê nguyên chất Bù Đốp cũng đang nỗ lực sản xuất những sản phẩm đáp ứng tiêu chí về an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo môi trường. Cà phê của HTX được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ. Các thành viên khẳng định, sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường không gì khác hơn là phải chất lượng, hướng đến người dùng. Anh Trần Xuân Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX cà phê nguyên chất Bù Đốp bày tỏ: HTX đang hướng tới đưa thương hiệu cà phê Bù Đốp phát triển không chỉ trong tỉnh mà vươn ra ngoài tỉnh. Để làm được điều đó thì chỉ bằng cách chứng minh sản phẩm cà phê của mình là hữu cơ và tốt cho người tiêu dùng, có nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất an toàn, có các chứng nhận, tiêu chuẩn có thể xuất khẩu được.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững luôn là mục tiêu hướng đến của các địa phương. Việc tiết giảm chi phí hợp lý, không làm theo phong trào, liên kết với nhau nhằm nâng cao giá trị, năng suất cây trồng, vật nuôi có thể coi là giải pháp hữu hiệu góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Phát triển xứng tiềm năng
Những mô hình sản xuất nông nghiệp trách nhiệm trên địa bàn huyện Bù Đốp, mỗi người có một cách làm khác nhau, song họ gặp nhau ở điểm chung là dám nghĩ, dám làm, chịu khó tìm tòi, đầu tư và áp dụng đúng kỹ thuật vào sản xuất. Từ những mô hình sản xuất hiệu quả đã đóng góp tích cực cho lĩnh vực nông nghiệp của huyện phát triển đúng hướng.
HTX cà phê nguyên chất Bù Đốp đang nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chí an toàn cho người tiêu dùng và môi trường
Tạo uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường là mục tiêu HTX gạo ruộng Sóc Nê, huyện Bù Đốp đang nỗ lực hướng đến. Với việc liên kết trồng, hỗ trợ bà con về khoa học - kỹ thuật, thu mua lúa ngay tại địa phương, HTX đang góp phần tiêu thụ sản phẩm của bà con cũng như tạo thị trường riêng có cho cây lúa của huyện. Anh Lê Văn Dung, thành viên HTX gạo ruộng Sóc Nê cho biết: Khi chúng tôi thành lập HTX thì mục tiêu cuối cùng là phát triển thương hiệu lúa gạo của huyện theo hướng bền vững. Các thành viên HTX đang sản xuất theo hướng an toàn, nâng chất lượng sản phẩm để người dân tin dùng.
Mô hình bưởi da xanh của HTX bưởi da xanh GlobalGap Bù Đốp
Với sự hỗ trợ tích cực của địa phương, nỗ lực, trách nhiệm của người sản xuất, hiện huyện Bù Đốp đã có những sản phẩm được cấp nhãn hiệu hàng hóa, tạo uy tín trên thị trường. Kết quả này không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu địa phương, là niềm tự hào của chính những người sản xuất mà còn đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo thêm tính đa dạng cho danh sách sản phẩm nông sản của huyện, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và thu nhập cho nông dân.
HTX chăn nuôi bò BBB Thanh Hòa, huyện Bù Đốp chú trọng giữ thương hiệu gắn với thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
“Các mô hình chọn xây dựng thương hiệu cũng như định vị cho ngành nông nghiệp huyện là từ những nông hộ có tính tự giác trong phát triển nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tư duy sản xuất tiến bộ... Các sản phẩm đang xây dựng thương hiệu để có chỗ đứng trên thị trường, góp phần để ngành nông nghiệp huyện phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chí về kinh tế, môi trường và xã hội” - ông Trần Văn Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp khẳng định.
Quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện Bù Đốp từng bước được chuyển đổi theo hướng cây trồng, vật nuôi an toàn, bền vững; nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng năm 2022 toàn huyện là 23.360 ha, tăng 49% so với năm 2003. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản từng bước phát triển. Toàn huyện có 19 HTX và 14 tổ hợp tác, tăng 119% HTX so với năm 2003. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện có 9 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. |
Thực tế việc xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và ưu tiên sử dụng sản phẩm có thương hiệu, thể hiện sự khác biệt với những sản phẩm cùng loại. Thương hiệu mang đến giá trị vô hình và là một trong những thành tố chiếm giá trị cao nhất của sản phẩm, là cầu nối đưa sản phẩm vào các thị trường tiềm năng, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bài: Anh Ngọc
Ảnh: Trương Hiện
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Kỳ lạ nữ bệnh nhân có ‘lục phủ ngũ tạng’ đảo ngược hiếm gặp
- ·Xuất khẩu gạo sẽ cán đích trên 3,1 tỷ USD
- ·3 loại quả rất lợi cho sức khỏe khi chúng ta qua 50 tuổi
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Uống nước cam thời điểm nào tốt nhất cho sức khỏe?
- ·Dịch vụ tiêu chuẩn 5sao ở phòng khám thẩm mỹ KoKo
- ·Lạng Sơn: Chính thức thực hiện phần mềm quản lý phương tiện XNC tại 3 cửa khẩu phụ
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Xuất nhập khẩu 9 tháng vượt cả năm 2016
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Khi nào hơn 70% nhà máy đường có công suất trên 4.000 tấn mía/ngày?
- ·Hàng hóa thông qua cảng biển tăng trưởng mạnh
- ·Tại sao báo cáo sự cố y khoa tại Việt Nam thấp?
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng
- ·Người dân TP Hồ Chí Minh ngại tiêm vắc xin Covid
- ·Chi tiêu cho thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·‘Sợi chỉ đỏ’ giúp dược mỹ phẩm Phan An Green chinh phục khách hàng