【keo bóng da hom nay】Thao túng TTCK sẽ bị phạt đến 2 tỷ đồng
Biện pháp mạnh
Theo đánh giá của UBCKNN, trong năm 2012, cơ quan này đã tổ chức 7 đoàn thanh tra và 60 đoàn kiểm tra đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán; thao túng giá chứng khoán, chấp hành quy định về giao dịch ký quỹ. UBCKNN đã ban hành 180 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt 11 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế các hành vi vi phạm vẫn ngày càng phức tạp và gia tăng.
Một trong những nguyên nhân chính là các mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK được quy định tại Nghị định 85/2010/NĐ-CP ban hành ngày 2-8-2010 còn ở mức thấp, thường mức phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng dẫn đến tình trạng các tổ chức trên thị trường sẵn sàng bỏ ra một “chi phí” xử phạt để có thể thu về những lợi ích lớn hơn.
Chính vì vậy, để tránh hiện tượng “nhờn luật”, UBCKNN đã tăng nặng mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Chẳng hạn như một số vi phạm thường gặp như: Không báo cáo khi nắm giữ từ 5% số cổ phiếu, không báo cáo khi trở thành cổ đông lớn hoặc không còn là cổ đông lớn... hiện bị xử phạt từ 50 đến 70 triệu đồng và tổ chức, cá nhân đều chịu chung một mức phạt. Tuy nhiên, dự thảo chia hai mức phạt: Cá nhân bị phạt thấp hơn hoặc bằng mức phạt hiện hành (30-70 triệu đồng); tổ chức bị phạt cao hơn (50-140 triệu đồng).
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc tạo dựng thông tin sai sự thật, công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường thì tổ chức chịu mức phạt tiền gấp đôi so với cá nhân (tổ chức bị phạt tiền mức cao nhất là 1,2 tỷ đồng, cá nhân là 600 triệu đồng).
Cũng theo Dự thảo, cơ quan quản lý TTCK sẽ phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định.
Đối với các tổ chức nước ngoài chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam vi phạm cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài, không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Với tổ chức thực hiện hành vi báo cáo hoặc công bố thông tin không đầy đủ, không đúng thời hạn theo quy định pháp luật về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, phát hành chứng khoán làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài và chào bán chứng khoán tại nước ngoài cũng bị phạt từ 70 triệu đến 90 triệu đồng.
Khắc phục hậu quả
Theo UBCKNN, mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, ngoài hình thức phạt tiền thì hầu hết tổ chức, cá nhân phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ có thời hạn hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, đăng ký giao dịch, hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động lưu ký chứng khoán, hoạt động kiểm toán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt; Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí theo quy định của pháp luật cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thu Hằng
(责任编辑:La liga)
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Giải quyết vấn đề cung cầu hàng hóa
- ·Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Hướng đến mục tiêu đạt hơn 1,6 tỉ USD
- ·Cá thát lát đâu rồi một thời “vàng son”
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·“Vị ngọt” Khổ qua rừng
- ·Hơn 400 danh mục đồ án quy hoạch không gian đô thị được lập và phê duyệt
- ·Vietinbank ưu đãi lãi suất cho khách hàng ảnh hưởng dịch Covid
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Nhiều hoạt động chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Kho bạc Nhà nước Hậu Giang: Giải ngân kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch Covid
- ·Thành phố Vị Thanh: Quan tâm công tác chỉnh trang đô thị
- ·Ổn định kinh tế với mô hình sầu riêng
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Tăng cường phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng
- ·Làm nông nghiệp ở xã nông thôn mới
- ·Huyện Vị Thủy: Bàn giao 165 máy phun phân cho nông dân
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả