【keonhacai5 com】32,1 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid
Sáng ngày 6/1,ệulaođộngbịảnhhưởngtiêucựcbởidịkeonhacai5 com Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2020.
Chưa thể trở lại trạng thái ban đầu
Theo số liệu của TCTK, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.
Cũng theo TCTK, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2020 là 55,1 triệu người, tăng 563,8 nghìn người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 860,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Điều này một lần nữa khẳng định xu hướng phục hồi của thị trường lao động sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020.
Đại dịch Covid-19 đã tác động làm thay đổi xu hướng biến động mang tính mùa vụ của lực lượng lao động giữa các quý trong năm. Ở các năm trước, giai đoạn 2016 - 2019, lực lượng lao động của quý đầu tiên trong năm luôn thấp nhất sau đó tăng dần ở các quý sau và đạt mức cao nhất vào quý IV. Tuy nhiên năm 2020, lực lượng lao động bắt đầu giảm ở quý I, sau đó tiếp tục giảm mạnh và chạm đáy ở quý II và dần có sự phục hồi vào quý III và quý IV.
Ông Phạm Quang Vinh – Phó Tổng cục trưởng TCTK cho biết, mặc dù có phục hồi nhưng lực lượng lao động đến quý IV năm 2020 vẫn chưa đạt được trạng thái ban đầu khi chưa có dịch. Số người thuộc lực lượng lao động trong quý này vẫn thấp hơn quý I gần 200 nghìn người.
So với quý III năm 2020, lao động quý IV ở khu vực nông thôn có dấu hiệu phục hồi nhanh hơn lao động ở khu vực thành thị, trong khi đó tốc độ phục hồi của lao động nam đã đuổi kịp tốc độ hồi phục của lao động nữ. So với quý trước, lực lượng lao động tại khu vực nông thôn tăng 1,4%, cao hơn 1,1 điểm phần trăm so với mức tăng của khu vực thành thị; lực lượng lao động nữ và lực lượng lao động nam cùng tăng 1,0%.
Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đạt 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Trong giai đoạn 2016 - 2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng 0,8%. Nếu lực lượng lao động năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016 - 2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,6 triệu lao động. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Kết quả điều tra lao động việc làm các quý năm 2020 cũng cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến người lao động trong việc tham gia thị trường lao động và tạo thu nhập từ việc làm. Với diễn biến phức tạp dịch bệnh, đặc biệt là biến thể mới của vi rút gây mức độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời sống và sản xuất sẽ rất khó lường trong thời gian tới.
Ông Phạm Quang Vinh đề xuất, cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Bên cạnh đó, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới.
Vì vậy trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế./.
Quang Huy
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Quảng Bình phát hiện phương tiện vận chuyển nhiều máy móc nhập lậu
- ·Sản phẩm Whitening Essence Cream không được phép lưu hành tại Việt Nam
- ·Ngộ độc chất acid cyanhydric trong củ sắn có thể gây tử vong
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Giải tennis năm 2017 chào mừng 55 Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành công tốt đẹp
- ·Lai Châu liên tiếp phát hiện nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Hải Phòng liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Đồ ăn online: Chất lượng có đi kèm giá thành?
- ·APEC 2017: Ứng phó thảm họa thiên nhiên, hỗ trợ hệ sinh thái KH&CN
- ·Triệu hồi loạt xe Honda bị lỏng bu
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Cục An toàn thực phẩm yêu cầu dừng bán, sử dụng 1 lô TPCN Babistar ZinC
- ·Bình Dương tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ và cơ sở sản xuất kinh doanh
- ·Công ty CP Phát triển năng lượng Kon Tum xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Thu hồi sản phẩm macaroni và phô mai của Reser's Fine Foods do lo ngại về nguy cơ nhiễm khuẩn