会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo đồng nữa là sao】Thực trạng và giải pháp cho công tác giáo dục nghề nghiệp!

【kèo đồng nữa là sao】Thực trạng và giải pháp cho công tác giáo dục nghề nghiệp

时间:2025-01-13 11:45:37 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:503次

Quy mô,ựctrạngvàgiảiphápchocôngtácgiáodụcnghềnghiệkèo đồng nữa là sao mạng lưới hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của hệ thống các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ mới, thời gian qua, các bộ, ngành đã tổ chức rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo các điều kiện quy định. Theo đó, những cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đáp ứng các điều kiện theo quy định hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ được sắp xếp lại theo hướng giải thể hoặc sáp nhập. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tinh gọn, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính bao phủ toàn quốc, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động(1).

Về cơ cấu phân bố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Các vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc là những vùng có ít các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chủ yếu là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phục vụ cho đào tạo nghề ngắn hạn, còn các trường cao đẳng và trung cấp có số lượng rất ít.

Bối cảnh phát triển khoa học công nghệ đang đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho các cơ sở sản xuất kinh doanh là phải đổi mới công nghệ đi đôi với nâng cao trình độ đội ngũ công nhân. Do vậy, việc phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hợp lý giữa các vùng miền như hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng tại chỗ cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả lao động cho các trung tâm lao động.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội cho thấy, quá trình phân hóa nghề nghiệp đang diễn ra theo chiều hướng giảm thuần nông, tăng hộ kinh tế hỗn hợp để tiến tới phi nông hoàn toàn. Do vậy, cơ cấu ngành nghề đào tạo của giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay cũng đặt ra vấn đề cần phải có những điều chỉnh cần thiết nhằm phù hợp với cơ cấu ngành nghề xã hội và đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của người học. Nhu cầu tuyển chọn ngành nghề để tham gia học tập của người học cũng hết sức đa dạng. Thực tế cho thấy, nhu cầu đào tạo nghề được xác lập dựa trên căn cứ đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền. Có những địa phương tập trung phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao và có những địa phương lại chú trọng vấn đề đào tạo các ngành nghề truyền thống.

Theo báo cáo kết quả tuyển sinh hàng năm, trung bình mỗi năm có khoảng trên 2 triệu người theo học các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp. Trên cơ sở thực trạng tuyển sinh và đào tạo nghề cho thấy, tỷ lệ cao đẳng và trung cấp chỉ chiếm khoảng trên 25% còn lại là sơ cấp và các hình thức đào tạo thường xuyên khác. Sự mất cân đối về số lượng người học ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp sẽ là rào cản đối với chủ trương đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước thời gian tới. Hiện nay, để tăng số học sinh vào học trung cấp, cao đẳng của giáo dục nghề nghiệp, các bộ ngành đang khẩn trương triển khai công  tác phối hợp với các địa phương thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học vào học giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, các bộ, ngành và địa phương phối hợp để lựa chọn, phê duyệt ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 để tập trung ưu tiên đầu tưđồng bộ trở thành trường chất lượng cao.

Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp khó khăn, đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc độc hại, ngành nghề năng khiếu. Triển khai đào tạo nghề chất lượng cao (phát triển nghề trọng điểm, trường nghề chất lượng cao và thí điểm đào tạo nghề cấp độ quốc tế, khu vực theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài...) còn chậm. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập, chưa phân bố hợp lý giữa các vùng, miền, chưa quy hoạch tới từng ngành, nghề, cấp trình độ đào tạo.

Hệ thống tổ chức và quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp từ Trung ương đến địa phương

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, Chính phủ đã có Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW (trong đó có sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp), Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó tập trung quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước (quản lý nhà nước) về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), các bộ ngành liên quan và ủy ban nhân dân các cấp.

Trên tinh thần ấy, các bộ, ngành liên quan đã kịp thời có văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện việc bàn giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại địa phương. Đến nay, công việc bàn giao đã hoàn thành trên phạm vi toàn quốc(2). Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương. Việc quản lý được thực hiện theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương và tăng cường tính tự chủ, đi đôi với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động triển khai áp dụng đồng bộ 8 nhóm giải pháp cụ thể nhằm tăng tính hiệu quả trong thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng; tăng cường quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp; gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm và an sinh xã hội; phát triển hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; tăng cường truyền thông, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước được phân định rõ ràng đã tạo được hệ thống thể chế đồng bộ; tạo sự thống nhất, xuyên suốt công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm được giao trong quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Từng bước tách được quản lý nhà nước với quản trị của các đơn vị sự nghiệp; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các đơn vị sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chủ trương kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp còn bộc lộ những bất cập nhất định. Công tác quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở địa phương còn chồng chéo giữa hai ngành giáo dục và LĐ-TB&XH.

Công tác đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xác định là nhân tố quyết định trong việc đổi mới giáo dục hiện nay. Với tinh thần đó, Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020” đã đề ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhằm hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp, hiệu quả.

Cùng với việc mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng lên, số lượng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cũng tăng theo; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp được kiện toàn trong cả nước; các chương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, chuyển giao công nghệ ở nước ngoài, tiếp cận trình độ quốc tế, đào tạo tiếng Anh chuyên ngành... đã có tác động tích cực đến toàn hệ thống giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng

Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có những đặc thù nhất định, theo đó công tác đánh giá và kiểm định chất lượng được thực hiện ở hai nội dung cơ bản: 1) đánh giá, kiểm định hoạt động phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 2) kiểm định, công nhận chất lượng.

Đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản và tiến hành xây dựng đội ngũ giảng viên hạt nhân phục vụ công tác tập huấn cho các lớp bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Công tác bồi dưỡng, tập huấn được tổ chức sâu rộng cho toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong cả nước và thu được những kết quả nhất định. Bộ đã ban hành đầy đủ hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, công tác đánh giá và kiểm định chất lượng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những bất cập làm ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện. Một bộ phận không ít nhà quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chưa nhận thức đầy đủ và thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm định nên sẽ rất khó khăn để triển khai công tác này. Các hoạt động tự đánh giá, kiểm định trường chủ yếu do một vài đơn vị chuyên trách thực hiện, chưa thực sự trở thành hoạt động thường kì tại nhà trường để các đối tượng liên quan dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin. Việc thu thập, sử dụng, quản lý minh chứng phục vụ tự đánh giá của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế.

Công tác học sinh - sinh viên

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho các đối tượng người học của giáo dục nghề nghiệp (miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập, tôn vinh, sử dụng…). Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH tham mưu trình Chính phủ ban hành nhằm khuyến khích học sinh, người lao động, các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế tham gia học nghề, tạo việc làm. Cụ thể như hỗ trợ học phí đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng; tín dụng HS-SV; đào tạo nội trú đối với HS-SV người dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng...

Quản lý tốt HS-SV là điều kiện thuận lợi cho quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đồng thời tạo ra môi trường tốt cho việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và tác phong, lối sống cho người học.

Công tác tự chủ và xã hội hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Công tác tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 về quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp... Để hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ cho phép 3 trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ là Cao đẳng Kỹ nghệ 2 Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Lilama 2 và Cao đẳng nghề Quy Nhơn. Sau thời gian thí điểm, các trường này có sự tăng trưởng mạnh về số lượng và chất lượng; đầu tư cơ sở vật chất được cải thiện, số lượng doanh nghiệptìm đến hợp tác nhiều hơn; cơ cấu tổ chức của các trường được sắp xếp theo hướng tinh giản, đặc biệt cắt giảm tối đa bộ phận lao động gián tiếp; sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả, phát triển các nguồn thu, từng bước cải thiện thu nhập của cán bộ giáo viên; chủ động xây dựng và quyết định chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, các trường trung cấp và cao đẳng công lập đã tự chủ trong các hoạt động, thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo và khẳng định thương hiệu trong các lĩnh vực đào tạo giáo dục nghề nghiệp, nhiều trường đã thu hút được đông đảo HS-SV tham gia học tập.

Công tác xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng thể hiện tầm nhìn xa của Đảng và Nhà nước ta đối với phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà. Qua từng thời kỳ, chủ trương này được quán triệt sâu sắc trong các Nghị quyết, Chỉ thị, hệ thống văn bản Luật và văn bản dưới Luật. Đối với giáo dục nghề nghiệp, công tác xã hội hóa của được cụ thể qua nhiều chương, điều, mục của Nghị quyết, Chỉ thị. Quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tăng tính chủ động, linh hoạt cho hoạt động của bộ máy quản lý giáo dục nghề nghiệp cũng như hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hợp tác quốc tế

Tiếp tục phát huy hiệu quả của các chương trình hợp tác quốc tế trong giai đoạn trước, những năm qua, các hoạt động hợp tác quốc tế lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã được đẩy mạnh cả về quy mô, hiệu quả, hình thức và đa dạng hóa về nội dung. Cụ thể như, xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách về hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn ODA, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác, các nhà tài trợ tham gia hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; xây dựng hệ thống mạng lưới các đối tác phát triển đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; tham gia tích cực và đầy đủ, đóng góp có trách nhiệm vào các hoạt động hợp tác quốc tế và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, diễn đàn song phương, đa phương trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Thông qua chính sách và hoạt động hợp tác quốc tế đã tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay cho công tác tổ chức và quản lý giáo dục nghề nghiệp; tạo nhiều cơ hội để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và học viên trong nước được tiếp cận với sân chơi giáo dục nghề nghiệp quốc tế; tận dụng hiệu quả các chính sách đầu tư của các tổ chức quốc tế đối với giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giáo dục trong các cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Nhìn chung, sau thời gian thực hiện chủ trương hợp nhất, chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được nâng cao và mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật về giáo dục nghề nghiệp của Đảng và Nhà nước, đưa Luật vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn nhằm thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo tính ổn định và thống nhất đầu mối quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Nhận thức của xã hội, người dân và doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực; số lượng người tham gia vào giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giáo dục nghề nghiệp của nước ta thời gian qua vẫn còn những hạn chế như:

Công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp còn bộc lộ khá nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chưa hợp lý về phân bố giữa các vùng miền, ngành nghề, trình độ đào tạo; việc sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở một số nơi còn mang tính hành chính, cơ học, chưa bảo đảm tính khoa học và phù hợp thực tiễn, chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau sắp xếp, sáp nhập; các điều kiện bảo đảm chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, chất lượng, hiệu quả của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo được cơ chế gắn bó chặt chẽ với các cơ sở doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực đầu ra của giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nguồn nhân lực cho nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ 4.0 chiếm tỷ lệ nhỏ, chất lượng còn thấp. Ở một số địa phương, mô hình đào tạo nghề còn thiên về lý thuyết, ít thực hành; sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Quá trình triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp còn chậm và nhiều lúng túng, không đồng đều ở các tỉnh, thành phố, chưa huy động tối đa các nguồn lực xã hội hóa...

Một số giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp và các luật có liên quan, ban hành đầy đủ các chuẩn, định mức kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, chỉnh sửa danh mục ngành, nghề đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và ban hành các chuẩn kiến thức, kỹ năng (chuẩn đầu ra) cho các ngành, nghề tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo với sự tham gia của doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với khung trình độ và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Đối với các nghề trọng điểm quốc gia cần bảo đảm tiếp cận chuẩn khu vực ASEAN và các nước phát triển. Xây dựng các bộ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Ban hành các quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng đối với với các trường trung cấp và cao đẳng.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp; phân cấp mạnh chức năng quản lý nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương. Hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu thông qua việc chuẩn hóa cán bộ quản lý các cấp. Nghiên cứu để từng bước giảm can thiệp hành chính của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Các cơ quan quản lý cần xây dựng cơ chế, giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh phân luồng, tạo ra sự cân đối tương đối hợp lý cung - cầu trong đào tạo các trình độ và nhu cầu sử dụng theo vùng và chiến lược phát triển kinh tế; sớm ban hành nghị định tự chủ trong giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện chính sách cho nhà giáo theo hướng tạo động lực, nâng cao năng lực về chuyên môn, sư phạm; đổi mới công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh hình thức vừa làm, vừa học của người lao động trong các doanh nghiệp.

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp ngày càng phức tạp hơn, do số lượng các trường công cũng như trường tư ngày càng tăng, nhất là các trường tư, do vậy công tác quản lý đang đặt ra những đòi hỏi cao hơn và chuyên nghiệp hóa hơn. Thực tế cho thấy mô hình hiện tại (gồm một cơ quan trung ương thực hiện chức năng quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo lối hành chính) không còn phù hợp, đòi hỏi cần có những mô hình khác thay thế theo hướng quản trị hệ thống; thay đổi mô thức quản lý tập trung một cách chi tiết kiểu “cầm tay chỉ việc” cho các trường sang một mô thức khác dựa vào những hình thức giám sát hay quản lý chất lượng “đầu ra” tinh tế hơn.

Tăng quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo; phát triển giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt; chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang gắn kết doanh nghiệp, doanh nghiệp phải là nhà trường thứ 2 của người học; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, trong đó tự chủ tài chính trong trường công phải triển khai từ năm 2025; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, rà soát, bãi bỏ những quy định về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, xử lý nghiêm các sai phạm.

Quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ về số lượng, vững về chất lượng, có khả năng hòa nhập và phát triển tinh thần cộng đồng, thực sự là cốt cán trong công tác giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp dạy và học nhằm bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả.

Để công tác giáo dục nghề nghiệp thành công, cần có sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống, trong đó người học phải chủ động lĩnh hội và cập nhật kiến thức, nhà trường phải nâng cao chất lượng dạy học bằng phương pháp khoa học, gắn đào tạo với thực hành nghề tại các doanh nghiệp sử dụng lao động. Các cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ để người học có nhiều cơ hội học tập, làm việc nâng cao thu nhập.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương làm Chủ tịch HĐQT Vietbank
  • Người Việt lùng mua điện thoại Vsmart
  • ISO 56000
  • Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
  • Volkswagen và BMW bị phạt 1 tỷ USD vì kìm hãm việc phát triển công nghệ giảm khí thải độc hại
  • Ngăn chặn tin tặc và quản lý rủi ro an ninh mạng trên xe ô tô với tiêu chuẩn quốc tế
  • Đánh giá tại chỗ doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021
推荐内容
  • Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
  • Giá vàng bật tăng mạnh mẽ, lấy lại mốc 55 triệu đồng/lượng
  • Quy chuẩn thức ăn cho bò, bê lấy thịt yêu cầu gì?
  • Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
  • Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
  • Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về sản phẩm mỹ phẩm