会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo trận real madrid】3 dấu hiệu cần cho trẻ nhập viện ngay khi mắc tay chân miệng!

【soi kèo trận real madrid】3 dấu hiệu cần cho trẻ nhập viện ngay khi mắc tay chân miệng

时间:2025-01-24 22:56:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:384次

3 dấu hiệu cần cho trẻ nhập viện ngay khi mắc tay chân miệng

(Dân trí) - Sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng thuốc hạ sốt, giật mình, quấy khóc dai dẳng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng, cần đưa trẻ tới viện.

Thạc sĩ Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Khi bị tay chân miệng, trẻ xuất hiện nhiều nốt phỏng trên da (Ảnh minh họa: Getty).

Ở mức độ nhẹ, tay chân miệng chỉ gây loét miệng, tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt, trẻ thường được điều trị, theo dõi tại nhà.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ rất bối rối trong việc chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng khi trẻ loét miệng khó ăn uống, xuất hiện nhiều nốt phỏng nước.

Chăm sóc vết loét miệng, phỏng nước

Bị bệnh tay chân miệng, miệng trẻ thường xuất hiện các vết loét khiến trẻ đau đớn, khó ăn uống, khó vệ sinh răng miệng.

Lúc này, nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc pha nước ấm với muối (1 muỗng 5g muối pha với 240ml nước ấm).

Với trẻ lớn có thể nuốt, cho trẻ tự súc miệng nhiều lần trong ngày. Còn với trẻ nhỏ, người lớn dùng tay quấn gạc mềm vệ sinh răng, góc má, lưỡi nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.

Cha mẹ nên bôi Glycerin borat, Zytee,…vào vết loét miệng 3 lần/ ngày, trước khi ăn khoảng 30 phút, giúp giảm đau, bé sẽ ăn được tốt hơn. Lưu ý, ăn đồ loãng, mềm, nguội như sữa, cháo, súp... Với trẻ vẫn bú sữa mẹ, nếu trẻ đau không bú được thì cần hút sữa, bón thìa cho trẻ.

Với các vết phỏng nước trên cơ thể, tuyệt đối không kiêng tắm. Cần tắm cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch, sau khi tắm bôi Betadin 3% đề phòng nhiễm trùng da. Tắm nhẹ nhàng, không làm vỡ nốt phỏng nước.

Chăm sóc khi trẻ sốt

Nếu trẻ sốt trên 38⁰5 độ, cha mẹ chườm ấm ở cổ, nách, bẹn kết hợp cho trẻ uống thuốc hạ sốt thành phần Paracetamol 10-15mg/kg cách 4-6 giờ/lần, 1 ngày không quá 4 lần. Nếu trẻ vẫn sốt cao liên tục thì cha mẹ dùng Ibuprofen 5-10mg/kg/lần xen kẽ với Paracetamol (Ibuprofen cần uống theo chỉ định của bác sĩ).

Khi chườm ấm cho trẻ, lưu ý không làm ướt quần áo để phòng trẻ nhiễm lạnh gây viêm phổi.

Cho trẻ uống dung dịch oresol (pha đúng hướng dẫn) theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

3 dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Vì thế, khi theo dõi tại nhà, nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau cần đưa trẻ đến viện.

- Sốt cao không đáp ứng với điều trị:

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Giật mình:

Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài:

Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp). Một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Nghe sách Đắc Nhân Tâm
  • Chi trả chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • Phát động trồng rừng “sống khỏe góp xanh” tại Bạc Liêu
  • Hơn 1.000 học sinh tham gia tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự
  • Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
  • Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình OCOP
  • LỜI CẢM ƠN
  • Rác tràn lan tại Khu du lịch biển Nhà Mát
推荐内容
  • 25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
  • Nhiều giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid
  • Báo chí trước tin giả trên mạng xã hội
  • Bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
  • Nhận định, soi kèo Al
  • Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề