【số liệu thống kê về casa pia gặp sc braga】Hành trình vượt qua thách thức để cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản phức tạp
Hành trình vượt qua thách thức để cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản phức tạp
(Dân trí) - Bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn, ở vị trí hiểm hóc, di chứng hẹp khí quản được Bệnh viện Vinmec cứu sống nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, tối ưu hóa các phương pháp điều trị và sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại.
Anh Nguyễn Xuân Tuấn (sinh năm 1970, Hà Nội) từng được chẩn đoán ung thư dây thanh quản và đã phẫu thuật cắt bán phần dây thanh quản cách đây 8 năm. Đến tháng 3, một lần nữa anh lại đối mặt với ung thư thực quản đoạn 1/3 trên - giữa. Khi phát hiện, khối u đã ở giai đoạn muộn, kích thước lớn, xâm lấn các cấu trúc xung quanh và có di căn hạch. Đồng thời, bệnh nhân bị tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm, khiến hai bệnh viện lớn không thể phẫu thuật và bệnh nhân đã tìm đến bệnh viện Vinmec.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, Hội đồng Ung bướu (MTB) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VinmecTimes City đã chỉ định điều trị hóa - xạ trị đồng thời triệt căn khối u. Tuy nhiên, khối u không đáp ứng hoàn toàn, đặt đội ngũ y bác sĩ trước một bài toán thách thức: phẫu thuật trở thành phương án duy nhất để cứu sống bệnh nhân.
PGS.TS.BS Phạm Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật - Tiết niệu và Đồng Chủ tịch Hội đồng Ung bướu, nhận định: "Trên hình ảnh chụp PET CT, chỉ còn phần lõi của khối bắt thuốc chứng tỏ khối u đã đáp ứng khá tốt với hóa - xạ trị. Nghĩa là thực sự khối ung thư không còn lớn như quan sát thấy trên hình ảnh cắt lớp vi tính. Do đó, bệnh nhân vẫn còn khả năng phẫu thuật mặc dù rất khó khăn nếu có thể gây mê và chúng tôi đã đề xuất phẫu thuật nội soi cắt u với ê-kíp phẫu thuật nội soi thực quản Bệnh viện VinmecTimes City đã có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật triệt căn".
Đây là quyết định khó khăn, bởi khối u sau hóa - xạ trị triệt căn dính nhiều vào các cấu trúc quan trọng như tim, khí phế quản và động mạch chủ ngực, đòi hỏi các phẫu thuật viên phải có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng bóc tách chính xác để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Một trong những thách thức lớn nhất trong ca phẫu thuật là vấn đề hẹp khí quản, di chứng từ ca phẫu thuật dây thanh quản 8 năm trước. Đường kính khí quản tại vị trí hẹp chỉ khoảng 6mm, bằng một nửa kích thước bình thường, khiến việc đặt ống nội khí quản trở nên khó khăn và có nguy cơ thất bại.
"Chúng tôi đã chuẩn bị ba phương án gây mê: đặt ống nội khí quản kích thước nhỏ là ưu tiên hàng đầu, trong khi hai phương án dự phòng là mở khí quản và sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO). Mọi nguồn lực, thiết bị điều sẵn sàng trong phòng mổ để xử trí các tình huống", ThS.BS Vũ Tuấn Việt, Trưởng khoa gây mê - giảm đau, cho biết.
Trong suốt 8 giờ phẫu thuật, ê-kíp đã tiến hành cắt bỏ hoàn toàn khối u, đồng thời tạo hình thực quản mới tại vị trí sau xương ức. Phương pháp này đảm bảo chức năng nuốt và duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi nhanh hơn dự kiến nhờ áp dụng các phương pháp giảm đau tiên tiến và chăm sóc hậu phẫu ERAS (phục hồi sớm và không đau sau phẫu thuật). Bệnh nhân xuất viện sau 7 ngày, trong khi ở các bệnh viện thường phải mất 10-15 ngày.
Phẫu thuật ung thư thực quản, tạo hình thực quản bằng dạ dày hoặc đại tràng hiện vẫn được coi là kỹ thuật mổ đường tiêu hóa khó nhất của phẫu thuật tiêu hóa. Để đạt được mức độ triệt căn, lấy tối đa các tổ chức ung thư cho người bệnh, phương pháp mổ thực quản phổ biến ở nhiều bệnh viện trên thế giới vẫn là mổ mở.
PGS.TS.BS Phạm Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật - Tiết niệu, là một trong hai phẫu thuật viên tiên phong tại Việt Nam thực hiện phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản. Đến nay, ông đã thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật ung thư thực quản, trong đó nhiều bệnh nhân sống thêm từ 10 - 20 năm sau điều trị. Dưới sự dẫn dắt của ông, hơn 95% các ca phẫu thuật ung thư tiêu hóa tại Vinmec hiện được thực hiện bằng phương pháp nội soi.
Bệnh viện luôn cập nhật các hướng dẫn điều trị ung thư mới nhất từ Mỹ và Nhật Bản…, đảm bảo áp dụng những tiến bộ y học tiên tiến. Các ca phẫu thuật được thực hiện với phương pháp giảm đau hiện đại, đặc biệt không sử dụng morphin, kết hợp chăm sóc theo mô hình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS), giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và xuất viện sớm.
Từ tháng 11, Vinmec khởi xướng chiến dịch "Sắc màu hy vọng" nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phát hiện sớm và điều trị ung thư hiệu quả. Theo công bố của các tổ chức y tế, Việt Nam là đất nước có tỷ lệ mắc ung thư ở cả nam và nữ đáng báo động và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận trên 180.000 ca mắc ung thư mới và trên 120.000 ca tử vong, với hơn 354.000 người đang sống chung với bệnh. Trong bối cảnh này, việc sàng lọc định kì để phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả trở nên đặc biệt quan trọng.
Trong khuôn khổ chiến dịch, Vinmec sẽ tiến hành khám và hội chẩn miễn phí cho bệnh nhân nghi ngờ ung thư. Tìm hiểu thêm về chiến dịch và đăng ký khám tại đây.
(责任编辑:World Cup)
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
- ·Lên kế hoạch tiêm vaccine COVID
- ·Lộc Ninh công bố dịch tả heo châu Phi trên địa bàn xã Lộc Thiện
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Tăng hỗ trợ tuyến dưới, thực hiện tốt thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết
- ·Mang yêu thương đến xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập
- ·Sức tàn phá của siêu bão NORU mạnh đến đâu?
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Triển vọng trồng dừa xiêm lùn kết hợp nuôi cá
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Trong “khó” l “hay”
- ·Ông Hồ Văn Thắng: Luôn “lấy công làm lời, sống tiết kiệm”
- ·Triển khai nhiều giải pháp chống thất thu thuế
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Giúp thanh niên nông thôn khởi nghiệp
- ·Sẵn sàng cho ngày hội lớn
- ·Tháng Nhân đạo năm 2022: “Gắn kết cộng đồng
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Những chuyện nghề khó quên