【kq malaysia】Thu khó khăn, áp lực chi tăng cao
Tiến độ thu thấp so cùng kỳ
Theo phân tích của Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) Vũ Nhữ Thăng, trên cơ sở Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, chính sách tài khóa năm 2013 được thực hiện theo hướng tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. Trong đó, chính sách thu NSNN tập trung vào ba nhiệm vụ lớn với trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua thực hiện giãn, giảm thuế đối với một số sắc thuế, khoản thu NSNN nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng về nghĩa vụ tài chính trước mắt của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như giảm gánh nặng về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thu NSNN đạt thấp so với tiến độ đề ra và chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước. Thu NSNN 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 59,4% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012. Ước tính có 23 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ; 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu, trong đó có các địa phương trọng điểm thu như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... So với cùng kỳ năm 2012, có 57 địa phương thu đạt và vượt, tuy nhiên mức tăng không lớn; 6 địa phương còn lại (Hà Nội, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Đắk Nông) thu thấp hơn.
Nhiều chính sách mới làm tăng chi NSNN đã ảnh hưởng tới việc cân đối, quản lý, điều hành NSNN: Chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến 575.000 đồng/tháng; Tăng thêm 9,6% mức lương hưu từ 1-7-2013; Tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức lên 1.150 triệu đồng/tháng; Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công có hộ khẩu trước 15-6-2013; Tăng mức phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự… |
Kết quả thu NSNN đạt thấp cũng cho thấy nền kinh tế còn nhiều khó khăn đòi hỏi cần phải được tiếp tục tháo gỡ những rào cản và tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng thu NSNN phụ thuộc rất nhiều vào những hành động chính sách trong những tháng còn lại của năm 2013.
Nhiều chính sách chi được điều chỉnh
Theo Chỉ thị 09/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2013 và Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ, nhiều chính sách chi được điều chỉnh.
Ví dụ như, thực hiện cắt giảm chi đối với một số khoản chi NSNN , đồng thời rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm 2013; tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi tổ chức lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước...; Không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới hoặc nâng định mức làm tăng chi NSNN khi chưa xác định được nguồn đảm bảo.
Đối với chi đầu tư, thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và TPCP; tăng cường công tác quản lý nhằm giảm tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) thông qua việc: Rà soát tình hình nợ đọng XDCB và xác định trách nhiệm của từng cấp, cơ quan; Cân đối nguồn xử lý nợ đọng XDCB; Không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng XDCB. Ngoài ra, không sử dụng vốn vay ngân sách địa phương để bố trí cho các dự án khởi công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả.
Theo nhận định của ông Vũ Nhữ Thăng, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, tăng trưởng thấp với những khó khăn kéo dài từ những năm trước sang thì việc điều chỉnh chính sách tài khóa năm 2013 xét về ngắn hạn là phù hợp với tình hình và bối cảnh. Việc ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngay từ đầu năm đã thể hiện sự chủ động, tích cực của Chính phủ và nỗ lực, quyết tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh đó, để giải bài toán khi kết quả thu NSNN đạt thấp so với tiến độ đề ra và chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước, thì áp lực chi NSNN lại rất lớn để đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Chi NSNN 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 61,8% dự toán, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 8 tháng , mặc dù thu NSNN khó khăn nhưng công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ động, đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán; đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện chính sách tăng lương cơ sở (từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng) từ 1-7-2013 và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh...
Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thì áp lực tăng chi vẫn cao. Trong 8 tháng đầu năm, nhiều chính sách mới làm tăng chi NSNN vẫn được ban hành đã ảnh hưởng tới việc cân đối, quản lý, điều hành NSNN. Có thể kể đến như chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến 575.000 đồng/tháng; Tăng thêm 9,6% mức lương hưu từ 1-7-2013; Tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức lên 1.150 triệu đồng/tháng; Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công có hộ khẩu trước 15-6-2013; Tăng mức phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự…
Theo ông Vũ Nhữ Thăng, cần thực hiện cơ cấu lại thu, chi NSNN, trong đó đối với chính sách chi NSNN cần: Tập trung đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra tác động lan tỏa thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực này, từ đó kích thích tăng tổng cầu; đẩy nhanh việc ứng trước một phần ngân sách cho địa phương giải quyết nhu cầu nhà ở tái định cư; đảm bảo nguồn lực giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là những dự án quan trọng, cấp bách, những dự án có thể hoàn thành sớm và đưa vào sử dụng.
Trong quản lý chi tiêu ngân sách, ông Thăng cho rằng, cần quán triệt việc không ban hành các chính sách, chế độ, định mức làm tăng chi ngân sách mà không có nguồn đảm bảo, thực hiện kiểm soát chi tiêu ngân sách chặt chẽ, hiệu quả. Ngoài ra, để thúc đẩy "cầu" cần đảm bảo ngân sách để thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư cùng với việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối tác nhằm củng cố và mở rộng thị trường, phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·CBRE: Tỷ lệ lấp đầy mặt bằng các trung tâm thương mại mở mới tại TP HCM gần đạt 100%
- ·Đề xuất dành 26.700 tỷ đồng cho các dự án liên kết vùng ĐBSCL
- ·Bổ sung nguồn sinh lực cho Đảng
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Hanoi Melody Residences “nóng bỏng tay” nhờ diễn biến mới
- ·Năm 2024 đặt 'nền móng' cho chu kỳ mới của thị trường bất động sản
- ·Sẽ khai trương phần mềm điều hành điện tử tại 12.000 điểm trạm y tế xã
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Công điện của Thủ tướng về tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Bài 3: Ba điều cốt yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân
- ·Phường Vĩnh Phú, TP.Thuận An: Tổ chức chương trình đổi rác thải lấy cây giống
- ·Bài 3: Ba điều cốt yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Năm 2024 đặt 'nền móng' cho chu kỳ mới của thị trường bất động sản
- ·Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital: Việt Nam vẫn chiến thắng dù ai làm chủ Nhà Trắng
- ·Tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42% là cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sắp có nữ Thống đốc đầu tiên