Trong khi các quốc gia trên khắp thế giới đang đấu tranh giảm lượng khí thải nhà kính,àyRamắtliêgiải hạng nhì brazil một nhóm gồm bốn quốc gia có lượng khí thải carbon âm và trung hòa carbon đã ra mắt diễn đàn mới tại COP29, nhằm thúc đẩy hành động vì khí hậu toàn cầu. Sáng kiến có tên gọi là G-ZERO ra mắt vào hôm 13/11 tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu đang diễn ra ở Baku.
Các thành viên sáng lập của liên minh G-ZERO - Bhutan, Madagascar, Panama và Suriname - nằm trong số ít quốc gia đạt được trạng thái trung hòa carbon hoặc phát thải âm.
Mỗi quốc gia đều có thành tích đã được chứng minh trong việc giảm phát thải, cùng với thúc đẩy các hoạt động bền vững, tập trung vào việc cân bằng tăng trưởng kinh tế và trách nhiệm với môi trường.
Mục tiêu chính của diễn đàn là chứng minh trung hòa carbon không chỉ là mục tiêu khả thi mà còn cần thiết, ủng hộ hành động khí hậu mạnh mẽ hơn và hợp tác quốc tế rộng rãi hơn, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển và phát triển.
Các thành viên sáng lập G-ZERO cũng nêu bật những thách thức cấp bách mà các quốc gia trung hòa carbon phải đối mặt do biến đổi khí hậu, mặc dù họ đóng góp không đáng kể vào lượng khí thải toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo của liên minh chia sẻ những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu ở khu vực của họ, từ mất đa dạng sinh học đến thiên tai gia tăng, và nhấn mạnh nhu cầu hỗ trợ tài chính đầy đủ để giải quyết những thách thức ngày càng gia tăng này.
Ngoài vận động, G-ZERO còn hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên bằng cách chia sẻ các giải pháp chính sách, chuyên môn kỹ thuật và các chiến lược bền vững. Liên minh kêu gọi tăng cường tài trợ toàn cầu cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển giao công nghệ và các chính sách toàn diện trao quyền cho các quốc gia đang phát triển và bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Các thành viên sáng lập cũng gửi lời mời công khai đến các quốc gia khác tham gia liên minh này, khuyến khích sự tham gia toàn cầu vào sứ mệnh tạo ra một tương lai thực sự trung hòa carbon. G-ZERO sẽ hoạt động với chế độ chủ tịch luân phiên, được hỗ trợ bởi Ban thư ký thường trực có trụ sở tại Bhutan.
Trong khuôn khổ Hội nghị COP29 tại Baku (Azecbaijan), Hội nghị thượng đỉnh hành động vì khí hậu cũng diễn ra trong hai ngày 12 – 13/11, với sự tham gia đông đảo của các nhà lãnh đạo quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Nhiệm vụ chính của gần 200 quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP29 của Liên hợp quốc là đưa ra một thỏa thuận đảm bảo nguồn tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ USD cho các dự án khí hậu trên toàn thế giới.
Việt Nam đã và đang kêu gọi các quốc gia cùng hành động, đạt được mục tiêu theo đóng góp do quốc gia tự quyết định cũng như nâng cao mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo. Việt Nam mong muốn thế giới có thể đoàn kết thông qua vai trò điều phối chung của Liên hợp quốc trong vấn đề biến đổi khí hậu. Đến với Hội nghị COP29, Việt Nam ủng hộ quan điểm các nước phát triển cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu và công khai, minh bạch nguồn thu, cũng như các khoản chi tiêu qua các báo cáo hằng năm.
Bên cạnh đó, Việt Nam đề nghị chi tiêu cho thích ứng và giảm nhẹ cần có sự tương đồng bởi hiện nay, chênh lệnh đang quá lớn. Theo báo cáo mới nhất, nguồn lực toàn cầu dành cho thích ứng biến đổi khí hậu nhiều năm qua chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi tiêu cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu, đồng nghĩa với trên 90% nguồn lực đang dành cho giảm nhẹ phát thải, khoảng 2 – 3% còn lại dành cho các hoạt động vừa thích ứng, vừa giảm nhẹ.
Tại COP26, Việt Nam cùng nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này, Việt Nam chủ động xây dựng, ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh và đạt nhiều kết quả quan trọng sau nhiều năm triển khai.