【nhận định bóng đá scotland】Chợ ở Hà Nội trái phép 10 năm không ai biết: Phải thu hồi toàn bộ diện tích
Chợ ở Hà Nội trái phép 10 năm không ai biết: Phải thu hồi toàn bộ diện tích
(Dân trí) - Toàn bộ hơn 3.400m2 khu đất chợ La Khê thuộc diện tích đất thu hồi thực hiện dự án Cải tạo hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa).
Liên quan đến thông tin "Chợ đầu mối La Khê xây trên đất công trình thủy lợi hơn 10 năm không ai biết", bà Trần Thị Lương An, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông vừa ký báo cáo gửi UBND TP Hà Nội theo yêu cầu của Chủ tịch Trần Sỹ Thanh.
Quận Hà Đông cho biết, chợ La Khê có diện tích hơn 3.400m2, là chợ hạng 3. Chợ này do hợp tác xã dịch vụ Văn Khê quản lý, kinh doanh, khai thác từ tháng 11/2017.
Theo quận Hà Đông, năm 2013, TP Hà Nội ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư Cải tạo hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa). Chủ đầu tư dự án là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
"Toàn bộ vị trí khu đất chợ La Khê thuộc diện tích đất thu hồi thực hiện dự án", quận Hà Đông báo cáo.
Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày gần đây khu vực chợ La Khê vẫn chưa được giải tỏa, hoạt động kinh doanh buôn bán ở đây vẫn diễn ra bình thường.
Trước đó, báo chí phản ánh việc "chợ đầu mối La Khê" là chợ bán buôn thủy sản lớn trên địa bàn quận Hà Đông, tuy nhiên chợ lại được xây dựng trên hành lang bảo vệ công trình thủy lợi. Cùng với đó là nhiều công trình lều lán, ki ốt lấn chiếm trái phép.
Theo thông tin phản ánh, chợ La Khê vốn chỉ được quy hoạch là chợ hạng 3, có dưới 200 điểm kinh doanh, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
Việc chuyển thành chợ đầu mối khiến hoạt động buôn bán rầm rộ, xe chở hàng cỡ lớn hoạt động thường xuyên vào ban đêm đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Đáng chú ý, nhiều hạng mục của chợ là các công trình cơi nới, lấn chiếm. Toàn bộ chợ đang nằm trên hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ.
Trao đổi với báo chí, đại diện Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ cho biết, chợ La Khê đã tồn tại từ rất lâu, khoảng năm 2010. Từ thời gian này, công ty đã nhiều lần gửi biên bản ghi nhận cho chính quyền địa phương về những vi phạm xây dựng tại chợ.
Theo vị này, năm 2015, chợ phát sinh thêm một số vi phạm, công ty cũng đã ghi nhận biên bản gửi về chính quyền địa phương. Cũng trong năm 2015, các vi phạm như lợp lều buôn bán, dựng cột sắt... đã có giải tỏa nhưng giải tỏa xong họ lại lợp, cứ dần dần như thế.
Khẳng định việc chợ nằm trên vị trí cống thoát nước dân sinh của công trình thủy lợi, tuy nhiên vị này cho rằng, nhiệm vụ của công ty chỉ ghi nhận lập hồ sơ rồi báo cáo chính quyền địa phương chứ không có chức năng xử lý.
"Theo Luật Thủy lợi 2017 và các Pháp lệnh liên quan đến thủy lợi thì công trình phải xin ý kiến của đơn vị thủy lợi. Chúng tôi đã gửi nhiều văn bản đề nghị cung cấp hồ sơ liên quan nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa cung cấp hồ sơ", vị đại diện cho biết.
Ngay sau khi nhận thông tin báo chí phản ánh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu UBND quận Hà Đông chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) và báo cáo thành phố trước ngày 30/11.
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa "khát" nước
Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa có tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng gồm 2 hạng mục lớn là xây dựng cụm công trình đầu mối Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và cứng hóa kênh La Khê dẫn nước về bể hút.
Dự án này được phê duyệt năm 2013, đã điều chỉnh phê duyệt năm 2019, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án đang chậm tiến độ gây bức xúc.
Dự án vướng mắc mặt bằng liên quan phần kênh dẫn, đa phần diện tích cần giải phóng nằm ở quận Hà Đông.
Đến nay, trạm bơm Yên Nghĩa đã hoàn thiện xong, đủ điều kiện để vận hành phục vụ tiêu úng khi có mưa lớn, ngập úng xảy ra cho các quận, huyện Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoài Đức… nhưng trên thực tế trạm bơm này vẫn "khát" nước.
Dự án này chậm tiến độ gây bức xúc, nhiều lần đại biểu HĐND TP Hà Nội chất vấn Chủ tịch quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà và lãnh đạo thành phố về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa biết thời gian nào dự án này mới hoàn thành.
(责任编辑:Thể thao)
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Chủ tịch VCCI chỉ ra những điểm 'nghẽn' trong môi trường kinh doanh
- ·Xổ số Vietlott Mega 6/45: Giải độc đắc hơn 17 tỷ đồng ngày hôm qua có tìm thấy chủ nhân?
- ·Giá vàng hôm nay 29/7: Giá vàng tăng nhẹ phiên đầu tuần, chờ thông tin quan trọng
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Xổ số Vietlott Mega 6/45: 7 người hụt giải Jackpot hơn 21 tỷ đồng ngày hôm qua?
- ·Sữa chua có thể ngăn ngừa sự phát triển tiền ung thư đại tràng
- ·Loạt xe ô tô Kia đang ưu đãi mạnh lên tới 60 triệu đồng/chiếc tại Việt Nam
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Vinmec công bố nghiên cứu lớn nhất về bộ gen của người Việt
- ·Ô tô Suzuki 7 chỗ đẹp long lanh giá chỉ 499 triệu đồng ‘cháy’ đơn tại Việt Nam
- ·Không chỉ bị truy nã toàn quốc, ông chủ Nhật Cường bị truy nã quốc tế
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Giá vàng hôm nay ngày 9/8: Vàng giữ vững phong độ, USD tiếp đà 'lao dốc'
- ·Giá vàng hôm nay 2/8/2019: Giá vàng vọt tăng, phi thẳng vượt mốc 40 triệu đồng/lượng
- ·Bộ TT&TT ban hành khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Honda Civic 2020 đẹp long lanh giá từ 502 triệu đồng vừa ra mắt có gì đặc biệt?