【psg – rennes】Nâng cao nhận thức để giảm nghèo
(CMO) Công tác giảm nghèo luôn được các cấp chính quyền xem là vấn đề quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nhờ vào sự nỗ lực của địa phương, sự chung tay của cộng đồng xã hội mà xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời từng bước giảm dần số hộ nghèo, tiếp tục giữ vững tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới.
“Công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng đối với chính quyền địa phương và toàn xã hội, đặc biệt là ý thức của cả người trong cuộc. Do đó, xã Khánh Lộc từng bước tháo gỡ rào cản, khó khăn bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, mang lại hiệu quả. Thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo, vận động mọi nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để tạo điều kiện thực hiện. Trong đó, địa phương chú trọng vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức giảm nghèo trong Nhân dân, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội”, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lộc Đinh Tấn Lạc cho biết.
Đến thăm ngôi nhà của bà Lâm Kim Hoa, 79 tuổi, ở ấp Rạch Ruộng A, xã Khánh Lộc mới thấy rõ sự thay đổi cuộc sống gia đình bà từ việc hỗ trợ của địa phương. Gia đình bà Hoa trước đây thuộc diện hộ nghèo của xã trong nhiều năm, ông bà Hoa có tất cả 10 người con nhưng đất sản xuất chỉ 10 công, khi con cái lập gia đình, ông bà chia nhỏ phần đất để con mình có được mảnh đất mà gầy dựng cơ nghiệp.
Trước đây cuộc sống gia đình bà Hoa gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế vì chồng bà Hoa bị tai biến hơn 20 năm, còn bà Hoa thì đã hết tuổi lao động. Mọi việc trong nhà đều dựa vào người con gái út sinh năm 1982 bị khuyết tật từ khi lên 4 tháng tuổi. Cuộc sống thiếu trước hụt sau, kinh tế gia đình bấp bênh, con cái của bà thì đông nhưng ai nấy cũng nghèo và sinh sống chủ yếu bằng làm mướn.
Bà Hoa tâm sự: “Nhờ chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của cộng đồng mà giờ đây gia đình tôi có được căn nhà mới che mưa, che nắng. Có được căn nhà tôi yên tâm trồng trọt, chăn nuôi, đến nay gia đình tôi dần ổn định. Cuối năm 2018, tôi quyết định làm đơn xin thoát nghèo”.
Dù đã ngoài tuổi lao động nhưng bà Hoa vẫn trồng trọt, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình. |
Từng là hộ nghèo của địa phương nên anh Trần Văn Có, 36 tuổi, ở ấp Độc Lập, xã Khánh Lộc quyết tâm làm kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Bằng sự nỗ lực từ chính gia đình anh Có và tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền địa phường mà nay cuộc sống gia đình anh dần ổn định.
Anh Có tâm sự: “Mình khó khăn thì vẫn còn nhiều người khác khó khăn hơn mình nên gia đình tôi quyết tâm làm ăn phát triển kinh tế. Ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng vào năm 2017 là động lực để vợ chồng tôi phấn đấu thoát nghèo. Chính những nguồn lực hỗ trợ mà cuối năm 2018, gia đình tôi xin được thoát nghèo. Tôi nghĩ giảm nghèo nhờ sự quan tâm của địa phương, Nhà nước nhưng quan trọng hơn cả vẫn là ý chí, quyết tâm của từng hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế cùng địa phương”.
Gia đình anh Có phấn khởi khi có được ngôi nhà mới khang trang và thực hiện nhiều mô hình để phát triển kinh tế. Ngoài 5 công đất trồng lúa, anh Có còn tận dụng nguồn vốn hỗ trợ để phát triển mô hình nuôi cá trê, gà vịt, trồng cây ăn trái. Tuy mới thực hiện nhưng đây là nguồn động lực lớn để gia đình anh phấn đấu vươn lên trong thời gian tới.
Mỗi gia đình đều có một hoàn cảnh khác nhau, vì một số lý do mà gia đình họ kinh tế lại rơi vào khốn khó. Và trong nhiều cách làm khác nhau để giúp hộ dân thoát nghèo thì ý thức của họ luôn là điều kiện quan trọng nhất.
Trưởng ấp Độc Lập Ngô Hoàng Cương chia sẻ: “Trước đây đa phần dân cư sinh sống bằng nghề trồng lúa, trồng trọt, chăn nuôi nên gặp khó khăn về kinh tế. Từ khi điện, đường thuận tiện thì kinh tế địa phương dần khởi sắc. Hiện tại thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 45 triệu đồng, đây là tín hiệu đáng mừng khi địa phương từng bước giảm dần số hộ nghèo. Được kết quả như hôm nay, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân trong việc giảm nghèo, có nhận thức đúng đắn thì công tác giảm nghèo mới thật sự đem lại hiệu quả bền vững”./.
"Xã Khánh Lộc có 9 ấp với 2.056 hộ dân, trong đó 26 hộ nghèo, 70 hộ cận nghèo. Công tác giảm nghèo luôn được các ban, ngành, đoàn thể địa phương chú tâm thực hiện. Ngoài tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, địa phương còn phát động các mô hình thoát nghèo như nuôi cá trê, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn trái, mô hình 10 trong 1 giúp đỡ các hộ dân thoát nghèo. Đặc biệt, địa phương luôn vận động, tuyên truyền trong toàn xã nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo", ông Đinh Tấn Lạc thông tin thêm. |
Hằng My
(责任编辑:World Cup)
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Chubb Life chi trả hơn 2,3 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng ở Nam Định
- ·Quảng Ninh: Quyết liệt trong thu thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- ·Xuất khẩu tôm: Những tín hiệu lạc quan đầu năm
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh nêu nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành
- ·Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản 5,5 tỷ USD
- ·Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cảnh báo thủ đoạn giả mạo giấy mời của cơ quan thuế
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Chính thức có hướng dẫn mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo để giữ giá
- ·Vinamilk đổi nhận diện thương hiệu
- ·Quảng Ninh: Thí điểm thời gian mở cửa tại cửa khẩu Bắc Luân II từ 1/9
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế chống thất thu thuế trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản
- ·Bến Tre: Sau hạn mặn, cây giống tăng giá gấp 2
- ·Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Trong nước sẽ tăng cùng thế giới ?
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Infographics: Việt Nam nhập khẩu 91.637 ô tô nguyên chiếc các loại trong 7 tháng năm 2024