【bong da so 24】Đổi mới sáng tạo trong y tế: Công nghệ sinh học và chuyển đổi số đóng vai trò chủ đạo
Công nghệ sinh học và chuyển đổi số đang tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Ảnh minh họa
TheĐổimớisángtạotrongytếCôngnghệsinhhọcvàchuyểnđổisốđóngvaitròchủđạbong da so 24o Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức, công nghệ sinh học và chuyển đổi số được xem là các thành tố quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo của Chính phủ, xu hướng đổi mới sáng tạo trong y tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, nhiều diễn đàn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong y tế đã được Bộ Y tế tổ chức trong thời gian vừa qua.
"Sự đổi mới sáng tạo trong y tế giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khỏe, trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm và thiết bị y tế" - Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế đòi hỏi sự phối hợp giữa các chuyên gia y khoa, các nhà công nghệ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư để mang lại những thay đổi tích cực trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Ngành Y tế rất mong nhận được sự hỗ trợ của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Ông Nguyễn Phú Hùng - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN cho biết, thời gian qua Bộ KH&CN đã tái cơ cấu các chương trình KH&CN, trong đó y tế luôn là lĩnh vực được Bộ KH&CN quan tâm. Đã có nhiều công trình từ nghiên cứu KH&CN được ứng dụng, tạo nên những thành công rất ấn tượng, ví dụ như ghép tạng. Hiện nay, các chương trình KH&CN liên quan đến lĩnh vực y tế có Chương trình KC.10, Chương trình nghiên cứu sản xuất vắc-xin sử dụng cho người, Chương trình phát triển dược liệu, Chương trình công nghệ sinh học…
Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất vaccine trong nước đã đáp ứng được 11/12 loại vaccine được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các vaccine mới tiếp tục được nghiên cứu thay thế và cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng Hệ thống Quản lý quốc gia về vaccine (NRA) mở ra cơ hội xuất khẩu vaccine.
Các công nghệ sinh học phân tử được ứng dụng đã góp phần xác định nhanh, chính xác các tác nhân gây bệnh phục vụ công tác phòng chống hiệu quả các bệnh, dịch nguy hiểm. Tiếp thu làm chủ công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme. Phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền. Nghiên cứu về biệt hóa tế bào gốc, kháng thể đơn dòng.
Một số công nghệ bào chế mới, hiện đại đã được nghiên cứu áp dụng vào sản xuất công nghiệp dược như công nghệ micro và nano, công nghệ bào chế giải phóng biến đổi, công nghệ bào chế giải phóng tại đích và một số công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng độ ổn định, tăng sinh khả dụng, tăng tác dụng điều trị, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc để ứng dụng vào sản xuất các loại thuốc chất lượng cao, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, tăng khả năng tiếp cận cho người dân.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các bài thuốc y học cổ truyền, bài thuốc dân gian kết hợp với kết quả nghiên cứu hiện đại về thành phần hóa học, tác dụng dược lý - lâm sàng, hiện đại hóa dạng bào chế đã sản xuất được nhiều loại thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu đưa ra thị trường.
Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, các công nghệ tiên tiến cũng đã được ứng dụng sâu rộng trong điều trị. Các công nghệ sinh học phân tử giúp xác định nhanh chóng và chính xác các tác nhân gây bệnh, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm. Các kỹ thuật tiên tiến như phẫu thuật nội soi, ứng dụng robot trong phẫu thuật, và điều trị bằng tế bào gốc đã được triển khai thành công tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước.
TS. BS Nguyễn Huy Bình từ Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, công nghệ tế bào gốc đang được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, và xơ phổi. Đây là bước tiến lớn trong y học, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng triệu bệnh nhân và giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Ngoài ra, công nghệ phẫu thuật robot cũng đang phát triển mạnh mẽ. Các bệnh viện Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên, phẫu thuật cột sống bằng robot định vị và các ca phẫu thuật nội soi nhi khoa, giúp nâng cao độ chính xác và giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân.
Sự phát triển về khoa học công nghệ y tế còn thể hiện trên lĩnh vực Việt Nam bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao: Máy laser, sản xuất stent sử dụng trong tim mạch, thủy tinh thể trong nhãn khoa, chuyển giao và ứng dụng thành công trong sản xuất máy thở phục vụ bệnh nhân COVID-19.
Về thực hiện chuyển đổi số y tế, nhiều cơ sở y tế ứng dụng thành công phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện, bệnh án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa. Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu, thực tế ảo đã được áp dụng rộng rãi trong y tế giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người.
Trong tương lai, ngành y tế Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ sinh học và chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe. Các chương trình nghiên cứu sản xuất thuốc, vaccine và sinh phẩm chất lượng cao sẽ được đẩy mạnh. Đồng thời, việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm y học cổ truyền, dược liệu từ các bài thuốc dân gian kết hợp với công nghệ hiện đại cũng là một trong những hướng đi chiến lược.
Ngành y tế cũng đang nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo các trang thiết bị y tế như máy thở, máy laser, stent tim mạch và thủy tinh thể trong nhãn khoa, giúp giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế.
Việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số sẽ tiếp tục là hướng đi chiến lược giúp Việt Nam bắt kịp các nước tiên tiến trên thế giới, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Duy Trinh(t/h)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·3 thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm
- ·Sau gần 4 năm ngừng mua sắm, Bệnh viện Bạch Mai trang bị một loạt thiết bị mới
- ·Người phụ nữ bị quấn tóc vào máy, lột sạch da đầu khi đang làm việc
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Cùng chính sách mua sắm thuốc, sao bệnh viện này làm được, chỗ khác lại không?
- ·Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế
- ·Trung Quốc siết quản lý biên giới, Hải Phòng khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Phát hiện có khối u nguy hiểm nhờ những bức ảnh cũ
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Bộ trưởng Bộ Y tế: Chỉ duy nhất Việt Nam là nước không có thi, cấp chứng chỉ hành nghề
- ·Ăn rau lá xanh hằng ngày giúp giảm cân, sống thọ 100 tuổi
- ·Lộ trình xuất khẩu cá tra sau đại dịch Covid
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Làm sao để phát hiện cơ thể có cồn nội sinh khi không uống rượu?
- ·Lạng Sơn: Hàng tồn đọng tăng nhanh
- ·Ngành công nghiệp hỗ trợ "chậm lớn"
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Q&A: Rau bắp cải rẻ tiền nhưng phòng ngừa ung thư, giảm cân rất tốt