【soi kèo bóng đá ngoại hạng anh đêm nay】VCCI góp ý với quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ thuế
Trình tự xóa nợ thuế cho cá nhân, hộ kinh doanh | |
Hồ sơ xử lý nợ thuế cho người nộp thuế giải thể, phá sản như thế nào? | |
Gấp rút hoàn thiện thông tư hướng dẫn Nghị quyết xử lý nợ thuế |
VCCI góp ý với quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ thuế. Ảnh Thuỳ Linh. |
Vướng mắc về giấy chứng tử, giấy báo chứng tử
Một trong những nội dung góp ý của VCCI có liên quan đến trường cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi. Tại dự thảo Nghị định về xử lý nơ thuế có nêu rõ:Trong trường hợp có giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án, quyết định của Toà án tuyên bố một người đã chết, đã mất tích, đã mất năng lực hành vi dân sự thì cơ quan thuế đưa vào hồ sơ khoanh nợ, xoá nợ Với trường hợp không có các giấy tờ trên thì cơ quan thuế đề nghị UBND cấp xã hoặc công an cấp xã xác nhận một người đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự
Tuy nhiên, theo VCCI, do không có quy định rõ nên UBND cấp xã và công an cấp xã hiện không có chức năng và năng lực để xác nhận. Các quy định về điều kiện để xác định một người đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự được xác định tại Luật Hộ tịch và Bộ luật Dân sự.
Cụ thể, theo Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy tờ thay thế Giấy báo tử gồm: Giấy báo tử do cơ sở y tế cấp; văn bản xác nhận việc thi hành án tử hình do hội đồng thi hành án tử hình cấp; bản án, quyết định của Toà án tuyên bố một người đã chết; văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
Cùng với đó, Bộ luật Dân sự quy định Toà án có chức năng tuyên bố một người đã chết, đã mất tích, đã mất năng lực hành vi dân sự, chứ không giao chức năng này cho các cơ quan khác.
Do đó, VCCI cho rằng, việc yêu cầu UBND cấp xã hoặc công an xã xác nhận có thể sẽ không khả thi. Khi các cơ quan này từ chối xác nhận thì cũng không có cách nào xử lý. Nguy hiểm hơn, nếu các cơ quan này không nắm chắc quy định của Bộ luật Dân sự mà xác định một cách tuỳ tiện thì có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế và các bên liên quan.
Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân nợ thuế mà chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì cơ quan Thuế cũng được coi là “người có quyền, lợi ích liên quan” nên cơ quan Thuế cũng có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố người đó đã chết, đã mất tích, đã mất năng lực hành vi dân sự.
“Quy trình này mặc dù có thể sẽ kéo dài hơn so với xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã, nhưng sẽ là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, có quy định chặt chẽ về trách nhiệm và thủ tục của Toà án, và giảm rủi ro pháp lý khi xác nhận không chính xác. Do đó, nên bổ sung quy định theo hướng: trong trường hợp chưa có giấy báo tử, giấy chứng tử (hoặc giấy tờ thay thế theo Nghị định 123 về hộ tịch) hoặc các quyết định của Toà án tuyên bố một người đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự thì cơ quan Thuế nộp đơn yêu cầu Toà án ra tuyên bố người đó đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự”, VCCI góp ý.
Thay đổi quy trình xử lý nợ cho doanh nghiệp phá sản
VCCI cũng góp ý với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế nội dung lien quan đến trường hợp doanh nghiệp phá sản tại dự thảo Thông tư quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội.
Theo VCCI, Điều 4.3 và Điều 7.3 của Dự thảo quy định trường hợp doanh nghiệp đã có quyết định thụ lý phá sản hoặc đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ được đưa vào hồ sơ để khoanh nợ, xoá nợ. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng không làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này có thể khiến cho cơ quan thuế không có cơ sở để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Theo quy định của Luật Phá sản, bản thân cơ quan Thuế cũng được coi là một chủ nợ của doanh nghiệp và có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp nợ thuế quá 3 tháng. Do đó, VCCI cho rằng dự thảo nên bổ sung quy định hướng dẫn các cơ quan Thuế theo hướng, nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan thế tự mình nộp đơn yêu cầu toà án mở thủ tục phá sản, để có cơ sở khoanh nợ, xoá nợ thuế.
Bên cạnh đó, cũng theo VCCI, Điều 8.3 của Dự thảo quy định về trường hợp người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị xoá nợ thuế trong trường hợp người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, và trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây là một thủ tục hành chính nhưng chưa được thiết kế với đầy đủ các nội dung theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung theo đúng tiêu chuẩn về kiểm soát thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Vì sao có những phiền hà từ việc không ai muốn?
- ·Số người chết vì tai nạn giao thông tiếp tục tăng trong dịp nghỉ lễ
- ·Hậu quả từ uống rượu điều khiển xe môtô
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Án chung thân cho kẻ đánh chết đồng nghiệp
- ·Bị bắt sau 5 ngày “ăn hàng”
- ·Trộm túi xách trong 10 giây
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Liều lĩnh cướp giật tài sản trên đường
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Thủ tướng chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ buôn lậu thuốc lá
- ·Bù Gia Mập: Phát hiện 7 vụ vi phạm lâm luật
- ·Trao trả tài sản cho bị hại do 3 siêu trộm nhí gây ra
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Những bà mẹ “45”
- ·Tử vong tại chuồng dê
- ·Đánh vợ còn trộm cắp tài sản của công an
- ·Long An sees positive socio
- ·Ôtô rẽ ẩu gây tai nạn chết người