会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so tran phap】Ngành Bảo hiểm xã hội: Tiếp tục ghi dấu ấn trong chuyển đổi số!

【ti so tran phap】Ngành Bảo hiểm xã hội: Tiếp tục ghi dấu ấn trong chuyển đổi số

时间:2025-01-11 02:28:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:683次

Lọt Top 3 về xếp hạng chuyển đổi số năm 2021

Nhằm tạo thuận lợi cho người dân,ànhBảohiểmxãhộiTiếptụcghidấuấntrongchuyểnđổisốti so tran phap thời gian qua, cùng với việc triển khai mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã tập trung nguồn lực để tích hợp, mở rộng cung cấp các dịch vụ công (DVC) nhằm góp phần hiện đại hóa nền hành chính, hướng tới chính phủ điện tử trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, giúp người dân và doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí trong thực hiện các giao dịch về BHXH, BHYT với cơ quan BHXH, BHXH Việt Nam đã thực hiện rà soát, điều chỉnh và bổ sung các DVC trực tuyến cập nhật trên Hệ thống giao dịch BHXH điện tử. Đặc biệt, 100% DVC của ngành được thực hiện ở mức độ 4, người dân, doanh nghiệp có thể tương tác, giao dịch với cơ quan BHXH 24/7 thông qua Cổng DVC BHXH Việt Nam, Cổng DVC quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ kê khai BHXH điện tử (I-VAN), ứng dụng VssID - BHXH số (dành cho cá nhân).

Nhân viên y tế quét mã QR qua hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để thực hiện các thủ tục khám chữa bệnh cho người dân.
Nhân viên y tế quét mã QR qua hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để thực hiện các thủ tục khám chữa bệnh cho người dân.

Tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2021. Theo đó, BHXH Việt Nam xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng 17 bộ, ngành có cung cấp DVC, tăng 1 bậc so với DTI năm 2020. Cụ thể, BHXH Việt Nam xếp thứ 3/17 với 0,5747 điểm. DTI của các bộ, ngành có cung cấp DVC gồm 6 chỉ số chính với 70 chỉ số thành phần. Trong đó, BHXH Việt Nam có nhiều chỉ số chính đạt thứ hạng cao như: Nhân lực số xếp thứ 1; Hoạt động chuyển đổi số xếp hạng thứ 2 và Nhận thức số xếp hạng thứ 3.

Theo Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, để đạt được những kết quả này, BHXH Việt Nam đã chịu khó nắm bắt những vấn đề mới, làm tốt, triển khai hiệu quả nhiều nhiệm vụ. Đặc biệt, BHXH Việt Nam luôn đi đầu trong tham gia, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành. Trong đó, nổi bật là việc triển khai các nhiệm vụ theo Đề án 06 của Chính phủ, các nhiệm vụ luôn được ngành thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hoàn thành trước thời hạn. Với vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các bộ, ngành có cung cấp DVC (năm 2021), BHXH Việt Nam tiếp tục khẳng định sự quyết tâm, nỗ lực của toàn ngành trong công tác cải cách TTHC, ứng dụng CNTT, góp phần xây dựng chính phủ điện tử, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

16 đơn vị đã xây dựng đề án chuyển đổi số

Báo cáo tóm tắt kết quả công tác chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam, ông Lê Nguyên Bồng - Giám đốc Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) cho biết, tính đến cuối tháng 7/2022, đã có 16 đơn vị thuộc BHXH Việt Nam xây dựng đề án chuyển đổi số. Về cơ bản, đề án của các đơn vị đã đáp ứng yêu cầu, nội dung đã có cơ sở pháp lý, đánh giá hiện trạng, nhiệm vụ, giải pháp và dự kiến sản phẩm đạt được.

Về triển khai ứng dụng VssID - BHXH số, theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến 31/7, trên toàn quốc đã có hơn 26,3 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân được đăng ký, phê duyệt (dùng để đăng nhập sử dụng ứng dụng VssID), trong đó có 737.807 người với hơn 1,3 triệu lượt sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh BHYT. Về xây dựng, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ, bổ sung các trường thông tin. Đến hết tháng 7, BHXH Việt Nam đã xác thực hơn 48,2 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Ứng dụng công nghệ, từng bước thay thế thẻ và sổ bảo hiểm xã hội giấy

Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, BHXH Việt Nam vừa triển khai tích hợp tiện ích trên ứng dụng VneID của Bộ Công an để thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh, tương tự như ứng dụng VssID; triển khai thành công DVC giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình khi gia hạn tham gia, DVC chi trả trợ cấp thất nghiệp trên Cổng DVC Quốc gia và Cổng DVC BHXH Việt Nam.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để thống nhất quy trình triển khai 2 DVC liên thông là: “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi”; “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, hưởng mai táng phí”.

Theo Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, chuyển đổi số là một công tác mới, phức tạp, đòi hỏi ngành BHXH phải tiếp tục nắm bắt kịp thời xu thế, liên tục đổi mới, quyết liệt thực hiện trong toàn hệ thống mới có thể thành công. Trên cơ sở những kết quả đạt được, người đứng đầu ngành BHXH Việt Nam yêu cầu, các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; đặc biệt là triển khai các dự án cần đánh giá, phân loại xem dự án nào cần ưu tiên làm trước, đảm bảo hiệu quả, không dàn trải, bám sát tình hình, đòi hỏi thực tế của ngành. Đồng thời, các đơn vị truyền thông của ngành tiếp tục tuyên truyền, nêu bật lên những cố gắng, sự quyết liệt, kết quả đã đạt được trong lĩnh vực chuyển đổi số, qua đó, thấy được sự quyết tâm của toàn hệ thống BHXH trong nỗ lực chuyển đổi số để phục vụ người dân, người tham gia thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp ngày một tốt hơn.

Thời gian tới, ngành BHXH sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, cung cấp ngày càng nhiều các tiện ích, giúp giảm thời gian, chi phí, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

90% dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế đồng bộ vào căn cước công dân

Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ký ban hành Kế hoạch số 2207/KH-BHXH về triển khai cập nhật, bổ sung số định danh cá nhân/căn cước công dân của người tham gia trong Cơ sở dữ liệu BHXH Việt Nam quản lý và cài đặt, phê duyệt, sử dụng ứng dụng VssID - BHXH số.

Kế hoạch nhằm triển khai mục tiêu: “Bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân, ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an, trong đó tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như BHYT”, theo Quyết định số 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Mục tiêu cụ thể gồm: Tất cả người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế là công dân Việt Nam được cơ quan BHXH cấp mã số BHXH trong cơ sở dữ liệu do BHXH Việt Nam quản lý được cập nhật, bổ sung số định danh cá nhân/căn cước công dân và được xác thực đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, kết hợp việc cập nhật, bổ sung, xác thực cơ sở dữ liệu người tham gia với Cơ sở dữ liệu về dân cư và việc đăng ký, cài đặt, phê duyệt, sử dụng ứng dụng VssID- BHXH số. Phấn đấu đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ từ 90% đến 100% người tham gia được cập nhật số định danh cá nhân/căn cước công dân trong cơ sở dữ liệu do BHXH Việt Nam quản lý và sẽ có khoảng 35 triệu người được phê duyệt, sử dụng ứng dụng VssID, trong đó bao phủ ứng dụng VssID tới 100% nhóm người cùng tham gia tại các đơn vị sử dụng lao động.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, ngay khi khởi động Đề án 06, BHXH Việt Nam là một trong số ít đơn vị đầu tiên tham gia kết nối, đồng bộ, xác thực dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay, BHXH Việt Nam đã hoàn tất kết nối kỹ thuật về chia sẻ, đồng bộ, xác thực dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với gần 50 triệu trường hợp. Hiện nay, hai bên đang phối hợp rất chặt chẽ để tiến tới đồng bộ tiệm cận 100% dữ liệu. Đây là một cơ sở, tiền đề rất quan trọng vừa chuẩn hóa dữ liệu hai ngành, phục vụ cho quản lý, vừa phục vụ cho việc cải cách, liên thông các thủ tục hành chính.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
  • Dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích, bị truy tố
  • Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vắc xin
  • Công tác xét xử án hành chính
  • Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
  • Cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch Covid
  • Infographics: Lịch sử Ngày Thương binh
  • Cảnh cáo Ủy viên Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Khu kinh tế Hải Phòng
推荐内容
  • Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
  • Thủ tướng đề nghị CDC Mỹ tại Hà Nội cảnh báo sớm tình huống y tế khẩn cấp
  • Lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát
  • Ngán ngẩm với bảng ghi danh người có công giá 350.000 đồng
  • Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
  • Tạm đình chỉ Phó giám thị trại giam bị “tố” nhận 1,5 tỷ chạy việc