【bongdannet】Chứng khoán tuần: Khởi động mùa báo cáo lợi nhuận quý 2
Một thực tế dễ nhận là thị trường vẫn có một nhịp tăng ngắn trước khi bước vào tuần lễ đi ngang vừa qua. VN-Index kể từ đầu tháng 7 tới nay vẫn tăng 5,ứngkhoántuầnKhởiđộngmùabáocáolợinhuậnquýbongdannet69%, VN30-Index tăng 5,66%, VNMidcap tăng 5,35% và VNSmallcap tăng 5,68%. Mức tăng trên 5% ở các chỉ số không phải là quá tệ vì khá nhiều cổ phiếu có mức tăng tốt hơn chỉ số.
Trạng thái đi ngang được thiết lập sau nhịp tăng trên 5% đầu tiên có thể là một nhịp tạm nghỉ khi động lực để tăng cao hơn đã phần nào bị bão hòa: Đó là tâm lý trở nên thận trọng hơn khi thị trường tiến tới ngưỡng kháng cự, cộng với dòng tiền suy yếu trở lại.
Đối với yếu tố thứ nhất, VN-Index suốt 7 phiên gần nhất có sự giằng co quanh ngưỡng 871-880 điểm, vốn tương đương với ngưỡng đỉnh gần nhất cuối tháng 6 vừa qua. Cao hơn một chút, mốc 900 điểm là đỉnh của xu thế phục hồi từ đáy Covid-19. Ngưỡng 900 điểm thậm chí được nhiều công ty chứng khoán xác định là đỉnh cao nhất của cả năm 2020 kể cả khi nền kinh tế có biểu hiện phục hồi rõ hơn trong 6 tháng cuối năm. Điều đó phần nào thể hiện kỳ vọng không còn biên độ tăng quá nhiều ở thời điểm hiện tại.
Đối với yếu tố thứ hai, thị trường đã trải qua những đợt phân phối khổng lồ trong tháng 6 thì về lý thuyết, nếu các nhà đầu tư mắc kẹt muốn thoát ra thì thị trường cũng phải có khối lượng giao dịch tương xứng. Do vậy dòng tiền cần ở mức cao nếu muốn đẩy giá cổ phiếu tăng thêm nữa. Trong khi đó, tuần phục hồi chủ yếu đầu tháng 7 thanh khoản khớp lệnh trung bình khoảng 4.114 tỷ đồng/phiên tăng 8% so với tuần cuối tháng 6. Đến tuần qua, thanh khoản khớp lệnh trung bình lại chỉ còn 3.888 tỷ đồng/phiên, giảm gần 6% so với tuần trước. Với dòng tiền suy yếu, thị trường đi ngang được có thể coi là thành công khi nhà đầu tư chưa bán ra quá nhiều.
Tuần tới thị trường sẽ chính thức bước vào mùa báo cáo tài chính quý 2/2020. Do vậy kỳ vọng có thể được nhen nhóm trở lại ở các cổ phiếu cụ thể. Rất khó để ước đoán phản ứng của nhà đầu tư như thế nào trước kết quả kinh doanh chính thức. Nhiều doanh nghiệp đã công bố con số ước tính khá sớm trong thời điểm đại hội cổ đông vừa qua và giá có tăng thì đã tăng rồi. Chẳng hạn nhóm ngân hàng như HDB tăng 8,67% kể từ đầu tháng 7, CTG tăng 11,8%, TPB tăng 6,8%, VPB tăng 12,7%. Đây là những ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận quý 2 khá ấn tượng. Tuy vậy chưa có cổ phiếu nào tăng đủ để vượt qua được đỉnh cao nhất trong nhịp tăng “hậu Covid” vừa qua.
Đối với các cổ phiếu đã công bố, con số lợi nhuận trồi sụt đáng kể và cũng không có diễn biến giá nào đáng kể. Ví dụ HSG lợi nhuận sau thuế tăng 91% cùng kỳ (quý 3 niên độ 2020) công bố đầu tuần trước thì cả tuần giá giảm 1,7% và giảm so với đỉnh cuối tháng 6 khoảng 6,1%. Lý do đơn giản là mức tăng giá trước đó đã quá khủng. NET hôm thứ Năm báo lãi quý 2 kỷ lục tăng 116% thì thứ Sáu giá cổ phiếu tăng 7,3% nhưng vẫn bị chốt lời mạnh và cũng chưa vượt được ngưỡng cao nhất kể từ đầu năm.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức tăng (%) |
EMC | 12 | 16.4 | -26.83 | DAT | 27.55 | 19.75 | 39.49 |
HTT | 0.6 | 0.69 | -13.04 | MCP | 12.8 | 9.32 | 37.34 |
CEE | 14 | 15.9 | -11.95 | ACL | 32 | 24.95 | 28.26 |
SJF | 2.4 | 2.69 | -10.78 | UDC | 5.43 | 4.57 | 18.82 |
DAH | 9.86 | 11 | -10.36 | ADS | 11.6 | 9.8 | 18.37 |
TS4 | 3.17 | 3.5 | -9.43 | C47 | 10.25 | 8.83 | 16.08 |
HAG | 4.58 | 5.05 | -9.31 | PTL | 4.1 | 3.54 | 15.82 |
MSH | 30.45 | 33.25 | -8.42 | VNS | 13.6 | 11.75 | 15.74 |
SRF | 12.55 | 13.65 | -8.06 | APG | 10.75 | 9.45 | 13.76 |
DTL | 10.55 | 11.4 | -7.46 | FIT | 11.35 | 9.99 | 13.61 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức tăng (%) |
PVE | 1.5 | 2.3 | -34.78 | MDC | 10 | 7 | 42.86 |
LO5 | 1.8 | 2.7 | -33.33 | MEC | 1.7 | 1.2 | 41.67 |
NHP | 0.5 | 0.7 | -28.57 | VAT | 2.4 | 1.7 | 41.18 |
KTS | 7.5 | 10.1 | -25.74 | SJC | 1.4 | 1 | 40 |
L43 | 2.3 | 3 | -23.33 | CTC | 4.5 | 3.3 | 36.36 |
PCT | 4.3 | 5.5 | -21.82 | TST | 11 | 8.2 | 34.15 |
SPP | 0.4 | 0.5 | -20 | VTL | 38 | 29.5 | 28.81 |
GDW | 18.7 | 23.25 | -19.57 | DPC | 13.7 | 11.02 | 24.32 |
PTD | 13.2 | 16.2 | -18.52 | PSE | 7.9 | 6.6 | 19.7 |
SD2 | 5.7 | 6.9 | -17.39 | L18 | 8.8 | 7.44 | 18.28 |
Các mùa báo cáo lợi nhuận cũng đã xác nhận rằng thị trường thường thể hiện kỳ vọng sớm hơn thời điểm công bố thực tế. Bằng cách này hay cách khác con số lợi nhuận rất dễ bị lọt ra từ sớm. Đó là lý do tại sao cổ phiếu thường tăng giá trước thông tin. Mặt khác, kết quả kinh doanh thường tác động riêng lẻ đến cổ phiếu cụ thể hơn là tới xu thế chung của thị trường vì sẽ có doanh nghiệp tăng, giảm lợi nhuận khác nhau. Chỉ khi các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng VN-Index mới có thể tăng rõ rệt hơn để hình thành một xu thế mới. Tuần qua các cổ phiếu chi phối chỉ số tăng rất yếu, như VIC tăng 0,11%, VCB tăng 0,12%, BID tăng 0,24%, TCB tăng 0,73%, VNM tăng 1,3%, VHM tăng 1,39%, GAS tăng 1,54% nhưng SAB lại giảm 6,8%.
Thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại cũng không nằm trong giai đoạn bình thường do ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn đang diễn ra. Mặc dù Việt Nam đã khôi phục phần lớn các hoạt động kinh doanh thông thường, nhưng thế giới vẫn đang phải đối diện với tình hình chưa kiểm soát được. Việc dự báo sự phục hồi kinh tế đã có từ tháng 5 tháng 6 và đó được cho là nguyên nhân dẫn tới một xu thế tăng mạnh trên thị trường chứng khoán. Nói cách khác, những gì đang diễn ra (phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp) đã được phản ánh trên thị trường và nhiều cổ phiếu đã trở lại tương đương thời điểm trước dịch bệnh. Do đó thị trường cần một cú hích lớn hơn nữa mới có thể đi cao hơn, nhất là sau đợt báo cáo tài chính quý 2 sẽ là khoảng thời gian dài thiếu vắng thông tin mới.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
6.7.2020 | 3,668.4 | 520.0 | 533.4 |
7.7.2020 | 4,906.5 | 535.1 | 534.2 |
8.7.2020 | 3,310.3 | 203.5 | 375.1 |
9.7.2020 | 4,555.8 | 456.4 | 568.9 |
10.7.2020 | 4,129.6 | 277.9 | 436.0 |
13.7.2020 | 3,782.5 | 342.7 | 445.9 |
14.7.2020 | 3,464.6 | 214.5 | 292.9 |
15.7.2020 | 3,850.8 | 397.9 | 506.9 |
16.7.2020 | 4,100.9 | 378.8 | 429.4 |
17.7.2020 | 4,244.5 | 257.8 | 271.8 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Người thầy đặc biệt kể chuyện dạy những học trò hư làm lại cuộc đời
- ·Bốn ứng viên 9X trở thành tân phó giáo sư trẻ nhất 2024
- ·Phụ huynh 'rối mù' với đủ loại app trường học
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025
- ·Nơi nào ở nước ta được mệnh danh là 'tiểu sa mạc Sahara'?
- ·Ham lợi trước mắt, nhiều sinh viên bất chấp bỏ học chính để đi học hộ, thi hộ
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của gần 50 trường đại học
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Vô hình chung' hay 'vô hình trung'?
- ·Vẻ điển trai của nam sinh trường Sư phạm 'đốn tim' dân mạng
- ·Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán quê Bình Định, học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ 4 năm
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Hoàng tử nào làm tướng ở nước ngoài, đánh quân Mông Cổ thua tan tác?
- ·Hội phụ huynh cãi nhau ỏm tỏi chuyện 'tặng quà hay tiền cho cô giáo ngày 20/11'
- ·Ôn thi cùng con trai nghiện game, ông bố bất ngờ đỗ đại học
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Tỉnh nào ở nước ta có đông dân tộc sinh sống nhất?