【kết quả hạng nhất quốc gia 2023】Đổi mới giáo dục
LTS: Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8,Đổimớigiaacuteodụkết quả hạng nhất quốc gia 2023 khóa XI đã đề ra chủ trương: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong phạm vi bài viết này không ngoài mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Thế nào là đổi mới căn bản, toàn diện và thế nào là chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế về giáo dục.
Đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 đã đề ra mục tiêu đào tạo: Vừa đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa bảo đảm phát huy tốt nhất tiềm năng riêng của mỗi cá nhân.
Về mục tiêu hệ thống, nghị quyết đề ra yêu cầu: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục - đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục - đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Như vậy, để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện. Trước hết là tiếp tục chuyển đổi nền giáo dục hiện nay (phù hợp với thời bao cấp, tập trung quan liêu) sang nền giáo dục dân chủ, xã hội hóa, minh bạch hóa với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là đổi mới cơ chế quản lý nền giáo dục từ Bộ Giáo dục - Đào tạo, tức là tạo ra phương pháp quản lý và phương pháp giáo dục mới phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế thời đại.
Thứ hai là chuyển nền giáo dục khép kín, chia cắt sang nền giáo dục mở, trong sự liên thông hệ thống cấp học, hướng theo tiêu chuẩn quốc tế (chuẩn hóa) có khả năng hội nhập toàn diện, nền giáo dục có tính quốc tế, rõ nhất hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ, bằng cấp. Chuyển đổi từ nền giáo dục học nhiều, biết nhiều sang nền giáo dục học những gì cơ bản nhất, cần thiết nhất, hữu dụng nhất và tri thức tiên tiến, tiến bộ nhất cho cuộc sống. Đổi mới về nội dung, chương trình, tạo khả năng tự học suốt đời, tạo năng lực, phát huy mọi tiềm năng của người học. Trong đó, quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy và học.
Thứ ba là chúng ta phải chuyển đổi từ nền giáo dục tiếp cận tri thức, nhồi nhét kiến thức, học thụ động, thầy giáo làm thay sang nền giáo dục tiếp cận năng lực học tập, phát huy năng lực sáng tạo theo phương pháp gợi mở, đối thoại, dân chủ, đề cao người học là trung tâm, tạo nên khả năng tự khai sáng.
Thứ tư là chuyển nền giáo dục học tập mang tính cá nhân sang nền giáo dục học học nhóm, biết liên kết tập thể; chuyển đổi nền giáo dục chỉ lo học chữ, học nhiều kiến thức tự nhiên, công nghệ, học tri thức nghề, ít quan tâm học làm người và hoạt động xã hội sang nền giáo dục tạo nên khả năng làm người, biết làm việc với người khác, quan tâm hoạt động xã hội và quan tâm bồi bổ cảm xúc, rèn luyện nhân cách.
Thứ năm là chuyển đổi nền giáo dục chỉ lo kiểm soát từ trên xuống và kiểm soát đầu vào sang nền giáo dục - đào tạo không gian chủ động cho hoạt động giáo dục từ dưới lên và kiểm soát đầu ra, đề cao chất lượng và hiệu quả. Đây chính là cơ chế giáo dục và đánh giá.
Thế nào là chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa...
Các yếu tố “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, “xã hội hóa”, “dân chủ hóa” và “hội nhập quốc tế” có quan hệ chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau và được thể hiện trong toàn bộ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục. Theo tinh thần của nghị quyết, những yếu tố này có những đặc trưng sau:
Chuẩn hóa trước hết phải chuẩn về mục tiêu, chương trình đào tạo, các trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra, chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục - đào tạo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ chế quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác bảo đảm chất lượng giáo dục.
Hiện đại hóa mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá giáo dục, cơ sở vật chất và hệ thống quản lý giáo dục. Trong đó yếu tố cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng.
Về xã hội hóa, đó là thực hiện đa dạng chủ thể đầu tư, chủ thể tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục; xây dựng xã hội học tập, bảo đảm điều kiện học tập suốt đời cho mọi người dân; thực hiện tốt phương châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Về dân chủ hóa, là tạo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người, nhất là các đối tượng vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội; thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục; cấp dưới tham gia đánh giá cấp trên. Đồng thời, phải công khai kết quả đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và các cơ sở giáo dục. Công khai tài chính, các điều kiện bảo đảm, kết quả giáo dục và tăng cường vai trò của Hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục, đào tạo...
Về chủ động hội nhập quốc tế, tức là phát triển chương trình giáo dục gắn liền với công tác đánh giá, kiểm định chất lượng. Đồng thời, mở rộng quan hệ song phương và đa phương trong hợp tác quốc tế về giáo dục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; tiến tới xây dựng một số ngành đào tạo, cơ sở giáo dục đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Hoàng Văn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Rác thải điện tử: Áp dụng Tiêu chuẩn QC080000 giúp DN quản lý, hạn chế phát sinh chất độc hại ra môi
- ·TP.HCM hoàn thiện quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm
- ·Đình chỉ lưu hành, thu hồi lô kem chống nắng Asia Whitening Cream With SPF 50+PA+++ kém chất lượng
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Điều kiện lưu thông trên thị trường đối với với thiết bị điện và điện tử
- ·Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
- ·Đánh giá chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo phương thức nào?
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Lợi ích áp dụng TCVN ISO 18091:2020 với hoạt động quản lý của chính quyền địa phương
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Tự công bố chất lượng bánh trung thu, doanh nghiệp cần làm theo những bước nào?
- ·Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn
- ·Bình Thuận: Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·5 trụ cột xây dựng tầm nhìn STAMEQ
- ·Sẵn sàng 'đi đu' Maroon 5 và khuấy đảo Phú Quốc United Center
- ·Tiêu chuẩn ISO 56002:2019 về hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo nâng cao giá trị của doanh nghiệp
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận nhận ISO 28001