【tỷ số cremonese】Đường đi của tranh giả
Chuyện tranh giả và rớt hạng uy tín của hội họa VN trên thị trường quốc tế không còn là mới. Sau lùm xùm,Đườngđicủatranhgiảtỷ số cremonese các vụ việc trước đây đều bị bỏ lửng.
Chuyện được mất tranh Việt vốn chỉ quẩn quanh với người trong giới, lần này phần đông công chúng được tiếp cận với hội họa đỉnh cao, thú chơi tao nhã nhờ dòng tít “Họa sĩ Thành Chương bị dọa đánh”. Giật mình thế thôi nhưng ai chả biết truy tìm đầu mối tranh giả khó như đi bắt con Pokemon.
Ông Vũ Xuân Chung khuân số tranh bị kết luận là giả về. |
Thái độ các kiểu
Trò chuyện với Thành Chương sau vụ việc bị dọa đánh họa sĩ ho sù sụ, chưa hết sốc, giọng vô cùng mệt mỏi, không đủ sức trò chuyện ông phải nhường lời cho vợ mình, bà Ngô Hương. Thông cảm và tiếc tiền thay cho nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, là cảm nhận đầu tiên khi vợ chồng hoạ sĩ mới phát hiện ra bức tranh “Trừu tượng” bị thay tên thành tác giả Tạ Tỵ. Coi ông Chung là nạn nhân, họ liên tục gọi điện liên lạc nhưng ông này không bắt máy.
Trong giờ giải lao của cuộc họp lãnh đạo Hội và Cục Mỹ thuật (MT) ông Chung xuất hiện tại nơi treo bức “Trừu tượng”, gặp vợ chồng Thành Chương cùng hai phóng viên The New York Times, chuyện sau thì mọi người đều biết - ông Chung sửng cồ và văng tục, dọa đánh ông Chương. Bà Ngô Hương bình luận “Ông Chung hành động không sáng suốt, lẽ ra ông ấy nên cảm ơn người phát hiện ra hàng giả hộ mình”. Vợ chồng chủ nhân biệt phủ đã phải thuyết phục người mẫu, tình cũ của họa sĩ (bà Kim Anh, cũng là họa sỹ) viết thư làm chứng, mệt mỏi đợi kết luận của cơ quan quản lý. “Chúng tôi chỉ mong tìm ra lẽ phải. Quan trọng là làm rõ ai đứng đằng sau việc này”.
Trong quá khứ HS Thành Chương đã từng chứng kiến chuyện tương tự. Có lần một gallery từ Nhật gửi tranh qua email nhờ Thành Chương xác nhận tranh của ông hộ khách hàng. Họa sĩ nói “không phải”, ông chủ gallery ngay sau đó bị hội cò tranh đe họa.
Hỏi thông tin về chế tài với tranh giả bị thu giữ, đại diện của công ty Luật Gia Phạm (Hãng luật kinh doanh và sở hữu trí tuệ) trả lời: Cho đến nay theo chúng tôi được biết luật pháp VN chưa đề cập đến cách xử lý hàng giả lĩnh vực văn hóa. Tiền giả bị đục lỗ, hàng tiêu dùng giả nhái bị tiêu hủy tại chỗ, còn tranh giả là một khái niệm bị bỏ quên.
Họa sĩ Nguyễn Thanh Bình, người có số lượng tranh bán “đều như vắt chanh” chia sẻ, từ lâu ông đã sống chung với chuyện tranh mình bị làm giả tại VN, Hong Kong, Singapore. Mỗi bức tranh giả bán được khoảng 60% giá tranh thật. Tại nước ngoài việc kiện tụng vô cùng đắt đỏ, gặp gỡ luật sư của họ cả nghìn đô-la mỗi giờ, giá cho phí phân tích, điều tra nghe thôi đã nản.
Ngay tại VN, Nguyễn Thanh Bình từng tin tưởng một họa sĩ trẻ, giao cho anh này việc quản lý. Tới một ngày chú em thân thiết vẽ những bức tranh y hệt của ông anh, rồi ký tên mình vào. Sau một thời gian tranh nhái không bán được, anh này chuyển phong cách khác. Tới giờ vẫn chẳng ai biết tên. Chọn thái độ ôn hòa, gần đây Nguyễn Thanh Bình đã tự bảo vệ tranh của mình bằng certificate (giấy chứng nhận) mà theo ông rất khó làm giả vì có số code.
HS Đào Hải Phong được đánh giá là người có số lượng tranh dễ bán tỉ lệ thuận với tranh nhái, tranh giả của chính ông. Họa sĩ nhiều lần có cơ duyên gặp được người chép và nhái tranh của ông. Một lần vợ chồng HS đi du lịch Hong Kong, dạo trên phố đi bộ, vợ ông vô tình được một họa sĩ bản địa mời mua tranh của chồng. Hai vợ chồng ông đã chụp ảnh kỷ niệm bên bức tranh của Đào Hải Phong phiên bản chép.
Có nhóm họa sĩ trẻ chuyên chép tranh Đào Hải Phong đã đùa khi gặp ông “Bác ở trong nhà thì bác cho tụi em ngồi ké vỉa hè với”. HS kể vài năm trước ông từng xác nhận giúp một doanh nhân người Mỹ cho bức tranh Đào Hải Phong giả mua tại gallery Vĩnh Lợi. Khách hàng tức giận quẳng bức tranh xuống sàn, người bán còn mỗi cách hồi lại tiền.
Đào Hải Phong từng cảm kích trước phản ứng nhân văn của nhà điêu khắc (NĐK) người Mỹ khi mua nhầm phải tranh chép của họa sĩ. Sau khi nhận được email xác nhận là tranh giả từ Đào Hải Phong, NĐK nọ đã viết thư cảm ơn như sau “Bức tranh đó là giả. Tôi đã mua phải vì ham rẻ. Còn cậu sinh viên chép tranh đó đã chết do mắc bệnh hiểm nghèo. Tôi tin rằng, khi sang thế giới bên kia cậu ấy sẽ mang theo hình ảnh bức tranh thật mà Đào Hải Phong đã vẽ”.
Họa sĩ không quá lo lắng trước hiện tượng chép tranh hay bị nhái phong cách “tôi chỉ thấy bực với đám con buôn chặt chém của người mua giá cắt cổ cho một bức tranh giả. Đấy gọi là lừa đảo”. “Một điều khiến tôi không thích là khi tranh giả xuất hiện tràn lan, người nước ngoài coi đó là hội họa VN thì chả hay ho gì”.
Hai du khách người Canada xem triển lãm ngày 21/7. |
Vòng tròn tuyệt vọng
Theo hình dung của công chúng, nhà sưu tập Nguyễn Xuân Chung có thể chỉ là nạn nhân của ông Jean-Francois Hubert (từng là chuyên gia thẩm định của nhà bán đấu giá danh tiếng Christie’s HongKong). Hubert trong mắt dân buôn tranh là người cáo già nhưng có thể cũng bị lừa? Bản thân ông ta cũng vớ phải những lô tranh giả từ nhà sưu tập quá cố Hà Thúc Cần trong những lần mang tranh đi bán xứ người.
Không ít người còn nhớ Hà Thúc Cần ngoài hình ảnh là người hùng giúp hội họa VN tới các nhà đấu giá quốc tế. Cũng vì giá tranh của các bậc thầy MT Đông Dương cao bất thường (so với VN thập kỷ 80-90), nguồn tranh cạn dần mà Hà Thúc Cần đã về nước đặt hàng nhân bản một số bức bán chạy. Mắt xích tìm kiếm tới đây có thể bị ngắt vì đầu mối quan trọng đã mất. Vụ việc giống như hành trình của đồng tiền giả. Một người bị trả đồng tiền giả tìm cách tiêu nó, người nhận lại tìm cách đẩy nó vào tay người khác, đi một vòng đồng bạc giả lại trở về tay người đầu tiên. Hubert muốn thảy hàng dỏm nên quay ra lừa người khác - là Vũ Xuân Chung? Một họa sĩ giấu tên kể, từng đến xem phòng tranh tại nhà ông Chung đã nhìn ra một lượng không ít tranh giả. “Có thể ông ấy dồn quá nhiều tiền của vào kho tranh, nay bị phát giác là hàng fake khó mà giữ được bình tĩnh. Nhà sưu tập đã có phản ứng của người cùng đường và tuyệt vọng”.
Cũng tại BT MT TP HCM, năm 2011 bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont (Thái Lan) từng gặp rắc rối na ná khi một trong các tác phẩm ký tên Bùi Xuân Phái bị lộ diện là của Bùi Thanh Phương - con trai họa sĩ này. Vụ việc chìm đi khi HS Thanh Phương đứng ra nhận bức “phố giống phố, chữ ký giống chữ ký” là do chính anh vẽ. Người trong nghề biết khá rõ về chiêu “nhân bản tranh gốc của bố” qua tay con trai. Họ khẳng định “Phương vẽ tranh Phái” không phải là trường hợp duy nhất trong làng tranh Việt. Nhiều họa sĩ gạo cội một thời đắt giá nay bị người mua tẩy chay chỉ vì bị nhân bản quá nhiều bởi những người chép non tay.
Dã tràng lại xe cát
Ông Lương Xuân Đoàn, Phó CT Hội MTVN cho biết theo tinh thần của cuộc họp thẩm định liên quan đến bức tranh Trừu tượng diễn ra ở?Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ngày 21/7 kết thúc triển lãm, bảo tàng sẽ tạm giữ bộ sưu tập “Những bức tranh trở về từ châu Âu” để tránh phi tang. Vụ việc được chuyển giao sang Thanh tra Sở Văn hóa và Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA83) phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên đến cuối ngày 21 lãnh đạo BT trả lời báo chí rằng hội đồng thẩm định chỉ có chức năng chuyên môn, không có thẩm quyền thu giữ hoặc xử lý tranh giả. Bộ sưu tập được trả lại chính chủ.
Vụ việc được khép lại theo hướng mập mờ “kinh điển” nghệ sĩ tự bơi, tác phẩm tự bảo vệ. Theo họa sĩ Nguyễn Thanh Bình, ở ta chẳng ngân hàng nào chịu đứng ra bảo hiểm thứ tài sản “phi vật thể” kiểu này. Tranh vẫn phải tiếp tục bán giá rẻ mạt vì không được bảo hành. Sau vụ này không khéo tác giả của 17 bức bị tai tiếng sẽ rơi vào danh sách đen của chợ tranh quốc tế.
Bảo tàng MT TP HCM đã chính thức nhận lỗi vì đã treo tranh trước khi thẩm định. Sau hai vụ việc “nhập nhèm tranh giả thật” tại BTMT TPHCM dư luận nhận thấy chính người xem phát hiện ra sạn tranh giả chứ không phải ban tổ chức triển lãm.
HS Nguyễn Thanh Bình: Tìm kiếm người thẩm định tranh không khó với trình độ 7 năm trường MT và có sự quen biết tác giả cũng như tác phẩm . “Nét vẽ cũng giống như nét chữ. Họa sĩ có thể thay đổi phong cách nhưng không thay đổi nét vẽ cũng như mọi người có thể thay đổi văn phong nhưng chữ viết lúc nào cũng vậy. HS Đỗ Phấn: Vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự, nhà sưu tập có giấy tờ mua tranh, qua đó cơ quan chức năng nếu cần nhờ tới cả Interpol sẽ tìm ra người bán và người làm tranh giả. Nếu vụ án sáng tỏ, bọn lừa đảo phần nào chùn tay, người làm hội hoạ chúng tôi cũng được nhờ. Để vụ việc chìm xuồng thì chả còn gì để nói nữa. Như mọi khi chúng tôi lại tự tổ chức thẩm định tranh cho bản thân và bạn bè để không mua phải hàng giả. |
Theo Tiền Phong
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Người chơi xổ số Hà Tĩnh may mắn nên trúng thưởng nhiều, công ty lỗ
- ·Giải ngân vốn xây dựng cơ bản lĩnh vực nông nghiệp mới đạt 1,9%
- ·TP.HCM: Phát hiện số lượng lớn hàng giả, hàng nhái tại chợ Bến Thành
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng nếu hoàn thành mục tiêu giảm biên chế
- ·Nước chảy chỗ trũng
- ·Truyền thông Nhật đưa tin trang trọng về chuyến thăm của Chủ tịch nước
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Chính phủ chỉ đạo làm rõ hoạt động của Quỹ Hỗ trợ an sinh xã hội Bình Phước
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·“Mùa tất bật” của các cán bộ ngành Kho bạc Nhà nước
- ·Địa phương đề xuất giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu
- ·Người Việt chơi casino phải chứng minh thu nhập
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Nhiều vấn đề nóng chờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời trong lần đầu đăng đàn
- ·Chủ nhân Jackpot 42 tỷ đồng quyết định không đeo mặt nạ
- ·“Chồng chéo” chính sách hỗ trợ người nghèo
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Kon Tum: Tự chủ giúp chủ động điều hành dự toán