【bóng đá wap tỷ lệ】EU nới lỏng kiểm soát với mỳ ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam
Xuất tôm sang Mỹ lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm Tìm giải pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm với mì ăn liền xuất khẩu sang EU |
EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20%. |
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ cho biết, ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6/6/2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.
Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mỳ ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại Biên giới là 20%.
Như vậy, kể từ ngày 27/6/, các mặt hàng mỳ ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Cũng tại Quy định này, ớt chuông từ Việt Nam vẫn nằm trong phụ lục I với tần suất kiểm tra 50% tại cửa khẩu; đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%. Điều này có nghĩa là các mặt hàng nông nghiệp không có thay đổi so với quy định của 6 tháng trước.
Như vậy, chỉ 6 tháng sau khi EU thông qua quy định kiểm soát khẩn cấp đối với các loại bún, miến mỳ của Việt Nam (hiệu lực từ ngày 1/1/2022), Việt Nam đã thành công thuyết phục EU đưa bún miến, các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm và 18 tháng sau thì thành công đưa mỳ ăn liền từ phụ lục II (kiểm soát theo chứng thư và tại cửa khẩu) sang phụ lục I (kiểm soát tại cửa khẩu).
Tuy nhiên, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mỳ ăn liền. Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mỳ ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó là đưa quay lại phụ lục II.
Nếu mỳ ăn liền của Việt Nam bị đưa lại về phụ lục II (như trường hợp của Thanh Long), thì quá trình thuyết phục EU đưa lại phụ lục I là khó khăn hơn rất nhiều.
Do vậy, thương vụ đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mỳ ăn liền của Việt Nam phải liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, và kể cả xem xét áp dụng các biện pháp tự nguyện như tự xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín đối với các lô hàng mỳ ăn liền xuất khẩu vào EU.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Politburo member Võ Văn Thưởng visits Kazakhstan
- ·Việt Nam proposes enhancing dialogue at MSEAP 4
- ·Cao Bằng reviews a decade of implementing accords on Việt Nam
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Party Central Committee convenes 11th plenum
- ·EC delegation to inspect Việt Nam’s IUU fishing combat next month
- ·Việt Nam, EU sign Framework Participation Agreement
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Deputy PM pays official visit to Singapore
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Việt Nam, Cuba hold fifth political consultation
- ·PM attends coronation of Japanese emperor
- ·Việt Nam, Finland discuss measures to advance relations
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·NA Vice Chairman Phùng Quốc Hiển visits Hungary
- ·Việt Nam, US establish comprehensive energy cooperation partnership
- ·Legislatures of VN, Laos share experience at joint workshop
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·NA Vice Chairman receives EU business official