【kết quả bóng đá vdqg việt nam】Mở “cửa” cho sản phẩm cây ăn trái Bình Phước
Thay đổi tư duy sản xuất
Cũng như nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh,cửakết quả bóng đá vdqg việt nam ông Nguyễn Văn Thế ở ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú thấy được cơ hội lớn khi Bình Phước nói riêng gia nhập EVFTA. Ông rất phấn khởi khi Hiệp định Thương mại tự do được thực thi. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra không ít thách thức, nhất là các yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa. Do đó, để sản phẩm bưởi da xanh của gia đình được thị trường đón nhận, ông đang từng bước sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, tăng lượng hữu cơ trong vườn. Ông Thế chia sẻ: “Làm nông như chúng tôi cần thiết nhất là tính bền vững, nếu sản xuất không đạt chất lượng thì sản phẩm của mình chưa đi đâu, chưa xuất khẩu đã thua nên phải yêu cầu năng suất cao và chất lượng tốt. Do đó, tôi hạn chế tối đa phân hóa học và thu hoạch theo thời vụ để không suy yếu cây”.
Nhà nông Nguyễn Văn Thế trao đổi với phóng viên về việc tăng lượng hữu cơ trong vườn bưởi của gia đình
EVFTA mang lại nhiều lợi thế cho xuất khẩu nông sản, trong đó có mặt hàng trái cây. Tuy nhiên hiệp định này cũng đặt ra không ít thách thức, nhất là các yêu cầu khắt khe của thị trường tiềm năng này. Hiện toàn tỉnh có 139 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 30 hợp tác xã cây ăn trái. Mô hình tập thể này từng bước giải quyết những khó khăn của nông hộ về kỹ thuật chăm sóc, đầu ra sản phẩm. Đồng thời giúp người dân đổi mới tư duy để sản xuất theo hướng chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Ông Dương Mã Dưỡng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Bơ sáp Mã Dưỡng, huyện Phú Riềng cho biết: “Chúng tôi cũng đang ứng dụng mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để cho ra những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thị trường. được lãnh đạo tỉnh kết nối với những doanh nhân của châu Âu, tạo điều kiện tiếp cận hiệp định nhưng chúng tôi vẫn mong lãnh đạo quan tâm nhiều hơn, để xuất khẩu mặt hàng cây ăn trái”.
Nắm rõ thị hiếu để chinh phục thị trường
Bình Phước có 12.358 ha cây ăn trái. Việc phát triển cây ăn trái đã góp phần ổn định cuộc sống nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh. Bình Phước có nhiều loại trái cây như: sầu riêng, bưởi da xanh, xoài, mít, chuối, chôm chôm và bơ có thể xuất khẩu đi châu Âu. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm cây ăn trái vẫn chủ yếu xuất bán ở dạng thô, chưa có khả năng cung ứng số lượng lớn. Do đó để nâng cao giá trị cũng như từng bước đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân; đồng thời khuyến khích nông dân tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để sản phẩm có chỗ đứng ở thị trường tiềm năng này.
Sở liên tục có những văn bản chỉ đạo sản xuất, cũng như khuyến cáo nông dân sản xuất sạch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có chỉ thị về chương trình IBM - quản lý dịch hại tổng hợp trên những cây trồng có giá trị kinh tế và có hướng xuất khẩu, tiến tới sản xuất theo hướng sạch. Bên cạnh đó, những danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong sản xuất và đã loại khỏi danh mục được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam, để bà con tránh và sử dụng những sản phẩm thay thế dạng sinh học. Đặc biệt, tỉnh có chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đây là “cú hích” để hỗ trợ các hợp tác xã, nông dân sản xuất theo hướng an toàn. Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Thị Ánh Tuyết |
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Bình Phước hiện có 30 hợp tác xã sản xuất trái cây theo hướng VietGap. Điều này khẳng định nông dân đã liên kết lại với nhau để sản xuất và hướng tới sản xuất theo chuẩn Globalgap hoặc oganic. Đây là nền tảng chắc chắn để chúng ta xuất khẩu mặt hàng trái cây sang châu Âu”.
Thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh đã hình thành mô hình nông dân liên kết thành các hợp tác xã, tổ hợp tác để trồng cây ăn trái theo hướng IPM, VietGap, GlobalGap, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, thiếu liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Do vậy, để ngành trái cây tận dụng được lợi thế của EVFTA, buộc người sản xuất phải thay đổi phương thức làm ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần tạo ra những chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, hướng đến nền sản xuất hàng hóa hiện đại, mang lại giá trị gia tăng cao. Đây cũng là bước đi cấp bách của nông nghiệp thời hội nhập.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất ngày 10/1
- ·Vỡ ống thủy điện Sông Bung 2: Huy động đặc công trục vớt 2 công nhân tử nạn
- ·Ngã Bảy tập trung phát triển thương mại
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Trận Việt Nam
- ·Cuba tổ chức quốc tang 9 ngày cho Lãnh tụ Fidel Castro
- ·Xử lý nghiêm sai phạm trong vụ kiểm tra xúc xích Vietfoods
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Máy bay rơi ở Pakistan: Xét nghiệm ADN để nhận diện nạn nhân
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Phạt Tổng Công ty Bia
- ·Tìm 2 thuyền viên mất tích do tàu chìm
- ·Tạm giữ hàng chục người trong 'tiệc ma túy' của đại gia Đồng Nai
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất ngày 31/12
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất ngày 27/12
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất ngày 21/12
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·Tết Nguyên đán: Hỗ trợ hơn 10 nghìn tấn gạo cho người nghèo đón