【kq bd đuc】Thứ trưởng KH&ĐT Trần Quốc Phương nói về kịch bản 3 bước phục hồi nền kinh tế
Trao đổi với phóng viên báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/5,ứtrưởngKHĐTTrầnQuốcPhươngnóivềkịchbảnbướcphụchồinềnkinhtếkq bd đuc Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì cùng các bộ ngành xây dựng kịch bản phục hồi nền kinh tếtheo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Khi dịch COVID-19 xảy ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã chủ động, phối hợp cùng với các bộ ngành, tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những định hướng, giải pháp.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị 3 bước đối với điều hành nền kinh tế.
Bước thứ nhất là lúc COVID-19 đang diễn ra thì ưu tiên chống dịch là chủ yếu, việc phát triển kinh tế lúc này là cầm cự và giảm thiểu tối đa các thiệt hại do dịch gây ra. “Khi chúng ta điều hành nền kinh tế trong trung và dài hạn thì việc giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho phục hồi sau này nhanh và tốt hơn”, ông Phương lý giải.
Bước thứ hai, sau khi nguy cơ và tác động của dịch COVID-19 giảm đi nhiều như hiện nay nhờ sự chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống dịch và các bộ, ngành thì chúng ta sẽ phục hồi dần dần. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã báo cáo và tham mưu Chính phủ sẽ mở lại dần các hoạt động kinh tế.
Đối với các mảng thị trường, trước tiên phục hồi trong nước trước; còn đối với thị trường nước ngoài thì hiện nay, mặc dù COVID-19 ở nước ta có khả năng kết thúc sớm nhưng các nước trên thế giới vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó nền kinh tế nước ta chưa thể mở hoàn toàn mà vẫn phải kết hợp giữa phòng chống dịch với phát triển kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng trạng thái bình thường mới, nghĩa là xây dựng các kịch bản, chính sách phát triển kinh tế trong bối cảnh COVID-19 vẫn còn tồn tại xung quanh nước ta. Chính vì vậy mỗi chính sách đề ra cần phải kết hợp cả 2 mục tiêu là phòng chống dịch và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó là các giải pháp phòng chống ở trong nước, các quy định về giãn cách, cách ly cũng ảnh hưởng đến một số ngành, lĩnh vực mà có hoạt động tụ tập đông người hay phải tiếp xúc gần.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại buổi họp báo chiều tối 5/5 (Ảnh: KT) |
Bước thứ batheo Thứ trưởng Trần Quốc Phương là sau khi tình hình dịch bệnh có sự chuyển biến tốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có những chỉ đạo nhằm nới dần các quy định về phòng chống dịch, lúc đó các ngành sẽ mở lại hoạt động.
Tuy nhiên, ông Phương cũng lưu ý các ngành dịch vụ, du lịch…, nếu không có khách thì dẫu mở lại cũng chưa hoạt động được ngay, kéo theo đó là một số ngành khác như vận tải, lưu trú, ăn uống… phụ thuộc hoàn toàn vào khách.
Trạng thái tương lai trong kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng là khi COVID-19 đã yên ổn trên thế giới.
“Đối với thế giới hiện nay thì nền kinh tế nào kết thúc dịch sớm nhất sẽ thành công. Do vậy trong định hướng xây dựng kịch bàn này, Bộ sẽ chú trọng nghiên cứu việc nắm bắt cơ hội để thúc đẩy kinh tế trong nước, đòi hỏi sự thay đổi ở cơ cấu của nền kinh tế nói chung cũng như định hướng và cơ cấu của từng doanh nghiệp, sản phẩm để đón nhận cơ hội này”, ông Phương phân tích.
Thứ trưởng Phương nhận định, trong cơ hội này có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, đặc biệt các tập đoàn kinh tế lớn đang hết sức cân nhắc trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong đó Đông Nam Á là một trong những địa bàn được tính đến đầu tiên và Việt Nam nằm trong số đó.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng dành thời gian nói về dự thảo nghị quyết một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do tác động của dịch COVID-19.
Đây là nghị quyết tiếp nối Nghị quyết 42 trong tháng 3. Tuy nhiên, Nghị quyết 42 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an sinh và có một số giải pháp tiếp nối Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các chính sách tiền tệ, tài khóa và một số chính sách hỗ trợ khác.
“Đối với các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải có những giải pháp đồng bộ hơn, mạnh hơn”, ông Phương lý giải.
Các giải pháp này rộng hơn, tiếp nối những giải pháp trước đây đã ban hành và mở rộng hơn quy mô, đối tượng, phạm vi. “Trong nghị quyết này có nội dung rất quan trọng liên quan đến đầu tư công. Đó là giải pháp làm sao thúc đẩy, giải ngân nhanh số lượng lớn vốn đầu tư công năm 2020”, ông nói.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, đây là những giải pháp mạnh tiếp theo các giải pháp của Chỉ thị 14 và Nghị quyết 42. “Các chính sách của hai văn bản này đã tạo ra số tiền rất lớn, bao gồm tiền mang tính chất chính sách về tài khóa, tiền tệ và có cả giá trị tiền của ngân sách nhà nước hỗ trợ cho nền kinh tế thông qua các chính sách an sinh xã hội”.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Vận động người dân không về quê tự phát
- ·Quảng Ngãi, Nghệ An tìm nhà đầu tư cho dự án khu dân cư và khu đô thị
- ·Hưng Thịnh Land ký kết hợp tác với Centara Hotels & Resorts
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Va chạm với xe tải, hai người phụ nữ thương vong
- ·Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng: Cần kịp thời xử lý!
- ·Bình Định tái thiết chung cư “cổ” thành dự án “chuẩn sang”
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Tiếp theo T&T, Ecopark nhắm Khu du lịch đô thị Xuân Trường
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Hội nghị liên ngành rút kinh nghiệm các vụ án hình sự bị hủy, sửa và trả hồ sơ để điều tra bổ sung
- ·Đà Nẵng phê duyệt giá khởi điểm đấu thầu khu đất hơn 20.000m2
- ·Loạt lợi thế gia tăng giá trị dự án La Queenara Hội An
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Đang truy xét đối tượng đâm tài xế xe ôm công nghệ, cướp nhiều tài sản
- ·Nghệ An triển khai nhà ở xã hội đầu tiên cho công nhân
- ·Triệt phá sòng bạc trong lô cao su
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Yên Bái: Du lịch mở lối cho bất động sản đô thị phát triển