【nhan dinh han quoc】Giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán bước qua dịch Covid
Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, nhiều đánh giá và ý kiến đề xuất để hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bước qua dịch Covid-19 đã được cơ quan quản lý ghi nhận và cam kết sẽ có những sửa đổi hoặc xin ý kiến để sửa đổi tùy từng vấn đề theo thẩm quyền.
Khối ngoại rút vốn không đáng kể
Theo đánh giá của UBCKNN, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK nói riêng chịu ảnh hưởng rất tiêu cực. Không chỉ TTCK tại Trung Quốc và châu Á giảm sâu, mà nhiều thị trường khác trên thế giới đều giảm rất mạnh khi Covid-19 lây lan ra 68 quốc gia, vùng lãnh thổ và xuất hiện thêm các tâm dịch mới.
Trên TTCK Việt Nam, việc ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn sau Tết Nguyên đán khi dịch bùng phát tại Trung Quốc và giai đoạn gần đây khi dịch lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, trong giai đoạn 1, TTCK giảm điểm sâu (ngày 30/1, giảm 3,22%; ngày 31/1, giảm 2,39%; và ngày 3/2/2020, giảm 0,91%); nhưng tiếp sau đó, TTCK Việt Nam có một số phiên phục hồi khá tích cực (ngày 6/2/2020, tăng 1,36%; ngày 20/2/2020, tăng 1,01%). Trong giai đoạn 2, trước tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đi trên thế giới, TTCK Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm điểm. Đây cũng là giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài có nhiều phiên bán ròng trên thị trường, đồng thời có dấu hiệu rút ròng của vốn ngoại. Tuy nhiên, các dòng vốn nước ngoài rút khỏi các TTCK là hiện tượng chung ở nhiều thị trường trên thế giới.
Theo thông tin từ bà Tạ Thanh Bình – Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN, tính từ đầu năm 2020 đến ngày 25/2/2020, dòng vốn gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam ra ròng ở mức tương đương với 0,037% giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. “Do đó có thể thấy nước ngoài rút vốn không đáng kể ra khỏi thị trường” – bà Bình nói.
Trước những ảnh hưởng tiêu cực hiện hữu của dịch Covid-19 đến TTCK, lãnh đạo UBCKNN cho rằng, dịch bệnh Covid-19 có tác động tiêu cực đến TTCK nên việc phòng chống và khống chế dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, dịch bệnh Covid-19 tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên cần có các giải pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế để giảm bớt thiệt hại thông qua chính sách tiền tệ, tài khóa. Cùng với đó, cần phải tăng cường tuyên truyền về các giải pháp và kết quả chống dịch bệnh và chính sách hỗ trợ để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Trong bối cảnh hiện nay, UBCKNN sẽ tiếp tục điều hành TTCK theo các quan điểm: “Tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết”. Cùng với đó, UBCKNN và các đơn vị sẽ tăng cường theo dõi giám sát các diễn biến của thị trường để kịp thời đưa thông tin chính thống, minh bạch cho thị trường; trấn an tâm lý nhà đầu tư; xử lý nghiêm những hành vi thao túng, trục lợi do dịch bệnh hoặc tung tin đồn thất thiệt để trục lợi.
Sẽ có các giải pháp để kích thanh khoản
Tại cuộc họp lần này, cùng với cơ quan quản lý nhà nước, nhiều đại diện các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đều cho rằng, tác động của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng là không hề nhỏ, tuy nhiên, không quá bi quan. TTCK Việt Nam không thể đặt mình ra khỏi bối cảnh chung của thế giới, nên việc thị trường giảm điểm và khối ngoại bán ròng, rút ròng là khó tránh khỏi. Nhưng với thị trường Việt Nam chưa ở mức đáng lo ngại, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính trung gian vững vàng hơn nhiều so với giai đoạn 2008, khi phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam cũng đã đưa ra một số kiến nghị liên quan tới vấn đề giảm phí, sớm áp dụng giao dịch trong ngày, nới rộng thời gian hiệu lực hợp đồng ký quỹ (margin), tăng cường giao dịch trực tuyến,…
Theo đại diện các công ty chứng khoán, dịch bệnh sẽ được kiểm soát và thực tế Việt Nam là điểm sáng của việc kiểm soát dịch; cùng với đó, với tiềm năng của nền kinh tế vĩ mô, TTCK Việt Nam sẽ sớm ổn định và thu hút trở lại dòng tiền. Dòng vốn nước ngoài khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh thường rút ra để bảo toàn tài sản, nhưng khi vấn đề được kiểm soát thì dòng vốn đó sẽ tìm tới các thị trường an toàn, nhiều tiềm năng. Vì thế, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài. Tuy vậy, để hỗ trợ cho thanh khoản của TTCK, cũng như hỗ trợ nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp dịch vụ, các công ty chứng khoán đề nghị cơ quan quản lý nới thời gian cho hợp đồng cho vay ký quỹ (margin), hoặc có thể linh hoạt hơn về tỷ lệ ký quỹ; cũng như nghiên cứu để giảm một số loại phí, đặc biệt là trên thị trường phái sinh.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các quỹ đầu tư tỷ USD như Eastpring Investments, VinaCapital chia sẻ, hoạt động đầu tư, tái cơ cấu danh mục của quỹ vẫn diễn ra bình thường. Quỹ không có ý định giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, các quỹ cần nhà quản lý cho phép thực thi các giải pháp kết nối với sở giao dịch chứng khoán, với VSD, với khách hàng để xử lý mọi giao dịch qua nền tảng công nghệ, để đảm bảo sự vận hành bình thường của dòng tiền ngay cả trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, có thể dẫn đến việc phải cách ly để đảm bảo an toàn.
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN đã thay mặt cơ quan quản lý ghi nhận ý kiến của tất cả các thành viên, trong đó có những kiến nghị sẽ được xử lý trong quá trình xây dựng thông tư, nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán. “Tuy nhiên, có những kiến nghị thuộc thẩm quyền của UBCK thì chúng tôi sẽ xem xét và xin ý kiến Bộ Tài chính để xử lý ngay để cùng thị trường vượt qua giai đoạn thách thức hiện nay” – ông Phạm Hồng Sơn khẳng định.
Theo đó, đối với đề xuất kéo dài thời gian hiệu lực của hợp đồng margin, lãnh đạo UBCKNN cho biết, Ủy ban sẽ chỉ đạo đơn vị chuyên môn tổng hợp và xem lại, nếu phù hợp sẽ nới thời gian hợp đồng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán và giảm áp lực cho nhà đầu tư. Đặc biệt, lãnh đạo UBCKNN cũng đã đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sớm có báo cáo về việc áp dụng margin cho một số mã chứng khoán đủ tiêu chuẩn trên sàn UPCoM, trong đó cần có luôn danh sách cụ thể. “Nếu các cổ phiếu này đảm bảo được tiêu chuẩn như sàn niêm yết, chúng tôi sẽ báo cáo, xin ý kiến Bộ Tài chính và nếu được đồng thuận sẽ cho phép triển khai để thị trường có cơ hội gia tăng thanh khoản” – lãnh đạo UBCKNN nói.
Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan tới ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp giao dịch và tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến cũng đã được đưa ra. Vì vậy, lãnh đạo UBCKNN đề nghị các sở giao dịch chứng khoán, VSD và các công ty chứng khoán quan tâm hơn nữa vấn đề này. Riêng với dịch vụ đại hội cổ đông trực tuyến (e-voting), đại diện lãnh đạo VSD cho biết, dịch vụ này đã được VSD chuẩn bị nhiều năm qua, hiện cơ bản đã áp dụng hiệu quả, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Đây là hình thức nhiều nước đã áp dụng, tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, doanh nghiệp vẫn ít sử dụng hình thức tiên tiến này.
Ngoài ra, tại cuộc họp, lãnh đạo UBCKNN cũng đã đề nghị, VSD xem lại một số vấn đề liên quan tới phí trên thị trường phái sinh, nếu được thì nghiên cứu để giảm nhằm hỗ trợ thanh khoản và tâm lý nhà đầu tư.
Theo ông Phạm Hồng Sơn, cũng như nhiều thị trường khác, việc TTCK Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 là khó tránh khỏi trong thời gian tới. Tuy nhiên: “Nước ta đã khống chế được dịch, đồng thời kinh tế vĩ mô khá vững chắc, nên TTCK sẽ ổn định tăng trưởng trở lại, việc giảm sâu chủ yếu là do tâm lý sợ hãi chi phối” – ông Sơn nói.
Chính vì vậy, “các tổ chức tài chính trung gian cần vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam nhằm góp phần củng cố tâm lý cho nhà đầu tư, hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng” – Phó Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh./.
---------------------------------------------------------------------------------------------
* Ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCKNN:
Tăng cường hỗ trợ và giám sát thị trường
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động theo dõi diễn biến TTCK và thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, các chính sách và chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành để phối hợp trong tháo gỡ khó khăn, ổn định nền kinh tế. UBCKNN đã yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và VSD tăng cường công tác giám sát, thực hiện báo cáo hàng ngày.
Cùng với việc yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, đặc biệt về tình hình giao dịch ký quỹ, tuân thủ các quy định về giao dịch; UBCKNN chủ động họp với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để ổn định tâm lý.
Mặt khác, cơ quan quản lý sẽ phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi thao túng, trục lợi do dịch bệnh hoặc tung tin đồn thất thiệt để trục lợi. Ngoài ra, sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông, thông tin chính thống tới thị trường để kịp thời trấn an tâm lý thị trường, đồng thời thực hiện tuyên truyền chung về kinh tế vĩ mô, giải pháp và hiệu quả chống dịch Covid-19.
* Ông Bùi Thế Tân - Giám đốc Khối dịch vụ Chứng khoán khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán SSI (SSI):
Cần có thêm giải pháp để gia tăng thanh khoản cho thị trường
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực tới TTCK thế giới và Việt Nam nhưng chúng tôi cho rằng tác động này tới TTCK trong nước là không quá lo ngại. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chủ quan mà cần có giải pháp phòng ngừa. FED và nhiều nước khác đã giảm lãi suất, vì vậy Việt Nam cũng sẽ sớm có động thái để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Riêng ở SSI, chúng tôi đã có nhiều chính sách để hỗ trợ khách hàng như: giảm lãi suất cho vay ký quỹ (margin) để cùng chia sẻ với khách hàng, đồng thời phát triển thêm sản phẩm mới, cũng như chủ động cập nhật thông tin liên quan tới thị trường.
Về phía cơ quan quản lý cần có thêm giải pháp để gia tăng thanh khoản cho thị trường như việc sớm nghiên cứu áp dụng cơ chế giao dịch trong ngày, hay sửa đổi một số quy định về margin. Trước mắt, cơ quan quản lý có thể nghiên cứu để áp dụng margin cho một số cổ phiếu tốt, đủ tiêu chuẩn trên UPCoM để tăng thanh khoản và thu hút thêm dòng tiền của nhà đầu tư vào thị trường.
* Ông Trần Hải Hà - Tổng Giám đốc, Công ty Chứng khoán MB (MBS):
Cơ hội để thị trường thanh lọc
Không phủ nhận những tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhưng ở một góc độ nào đó, Covid-19 tạo ra cơ hội cho thị trường và các công ty tái cơ cấu, làm mới mình; đồng thời cũng là cơ hội để thị trường thanh lọc. Nhà đầu tư và các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ cho thị trường cần bình tĩnh, bởi dịch bệnh rồi cũng sẽ được kiểm soát, trong khi thị trường Việt Nam có nền tảng vĩ mô tích cực; do đó tôi có niềm tin thị trường sẽ tốt lên.
Cơ quan quản lý cần quan tâm tới vấn đề hỗ trợ thuế, phí cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để hỗ trợ thị trường, tuy nhiên, chúng tôi hiểu đây là vấn đề cần thời gian và đánh giá kỹ hơn. Trước mắt, UBCKNN cần xem xét việc gia hạn thêm thời gian hợp đồng margin để tạo điều kiện giảm áp lực cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường giảm và biến động lớn.
* Ông Nguyễn Quang Bảo – Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCI):
Lo ngại không quá lớn về vốn ngoại
Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài đang có hiện tượng bán ròng, tuy nhiên điều này không lo ngại quá lớn, vì xu hướng chung. Khi dịch bệnh được khống chế, Việt Nam vẫn hấp dẫn dòng vốn nước ngoài, nhưng dòng tiền nước ngoài thường sẽ tìm đến các thị trường có lợi nhuận tốt nhất; do vậy, cơ quan quản lý cần có chính sách và quy trình rõ ràng hơn để nhà đầu tư ngoại dễ dàng đầu tư vào các mã đang hết room trên thị trường.
Cùng với đó, trong bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý và VSD cần xem lại một số loại phí trên thị trường phái sinh. Theo đó, có thể giảm phí hoặc một số loại phí không cần thiết có thể miễn để hỗ trợ nhà đầu tư và công ty chứng khoán.
* Ông Vũ Đức Tiến - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS):
Trong thách thức có cơ hội
Chúng tôi không quá bi quan vì dịch Covid-19, nhưng cũng không hề chủ quan. FED và nhiều nước đã có động thái hỗ trợ nền kinh tế và Việt Nam có thể cũng có giải pháp. Cần có giải pháp thiết thực để dòng vốn hỗ trợ đến được với doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường. Các doanh nghiệp trên thị trường cần được tiếp cận thực sự với các nguồn vốn của Chính phủ hỗ trợ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn vì chúng ta được đánh giá là quốc gia khá an toàn trong đại dịch; đồng thời, Việt Nam cũng đang có nền kinh tế vĩ mô khá tốt; hay nói cách khác là trong thách thức có cơ hội. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan cần tăng cường truyền thông, tăng cường cung cấp thông tin chính thống tới nhà đầu tư để thị trường không bị dẫn dắt bởi thông tin không tích cực.
Duy Thái
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·VietinBank mời tham gia gói mua sắm (Lần 3)
- ·Dầu Tiếng: Khởi tranh giải bóng đá lão tướng mở rộng
- ·Hà Tĩnh chấp thuận dự án Nhà máy may tại cụm công nghiệp Khe Cò
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Cao tốc Bắc Giang
- ·Copa America, Chile – Peru: Vượt qua khúc quanh “tử thần”
- ·Đầu tư mạnh cho hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm tới
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Phát huy tiềm năng để phát triển kinh tế thể thao
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Thị trường mua bán sáp nhập 2019: Khối ngoại chạy đua đổ vốn vào Việt Nam
- ·Tập đoàn Hanesbrands
- ·Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Giải Vovinam TP.Thủ Dầu Một: Góp phần phát triển môn võ của người Việt Nam
- ·Hải Phòng: Khởi công, khánh thành nhiều dự án quan trọng
- ·Hà Tĩnh chấp thuận dự án Nhà máy may tại cụm công nghiệp Khe Cò
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Nhà máy ô tô VinFast khánh thành, xác lập nhiều kỷ lục thế giới