【borneo fc】Thái Nguyên: Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Nguyên nhân Thái Nguyên khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp,áiNguyênKhóthuhútdoanhnghiệpđầutưvàonôngnghiệborneo fc nông thôn là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trên địa bàn.
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp khi tỷ lệ dân cư ở khu vực nông thôn chiếm trên 60%. Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn không chỉ bảo đảm sự phát triển ổn định phần đa dân số mà còn khai thác được tiềm năng sẵn có của địa phương. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp thuận lợi vì tiếp giáp với các thị trường tiêu thụ lớn, gồm các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nội…
Mặc dù vậy, hiện nay, trong số hơn 10 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì chỉ có khoảng 2% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây hầu hết là các doanh nghiệp hợp tác xã hoạt động với quy mô nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo chia sẻ của đại diện một số doanh nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên, khó khăn lớn nhất khi thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chính là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trên địa bàn. Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần chè Hà Thái, chia sẻ, hiện nay, để có được diện tích lớn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ… không dễ.
Việc khó khăn về quỹ đất chính là một trong những rào cản của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhất là khi tốc độ đô thị hóa ở Thái Nguyên cao, đặc biệt là những địa phương có tiềm năng như TP. Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên, việc thuê đất sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, chế biến nông sản của Trung ương nói chung, Thái Nguyên nói riêng chưa thật sự đủ mạnh. Đó là chưa kể, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có thể sẽ gặp nhiều rủi ro. Nhất là dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi hoặc sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thật sự chặt chẽ khiến chất lượng sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn nên không được đơn vị thu mua chấp nhận…
Mặc dù Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này nhưng cũng giống như nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, việc tiếp cận chính sách trong thực tế tại Thái Nguyên khá là khó khăn như giá thuê đất; quy hoạch vùng sản xuất khó có thể ổn định gây trở ngại cho doanh nghiệp khi xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Hơn nữa, khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp cũng gặp khó bởi các ngân hàng thương mại đòi hỏi không ít thủ tục khắt khe, nhất là tài sản thế chấp...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được xem là giải pháp trọng tâm để ngành Nông nghiệp phát triển bền vững. Do đó, để có các doanh nghiệp lớn đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp, cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, Thái Nguyên vẫn cần có chính sách nhất quán, hài hòa, đồng bộ về quy hoạch nông nghiệp và có định hướng phát triển bền vững.
Trước đó, tỉnh Thái Nguyên đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn, ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng rất trăn trở khi các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn.
"Để thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, thời gian tới, ngành tiếp tục tham mưu với tỉnh có những chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản. Đồng thời, nhân rộng việc quy hoạch vùng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu thu hút doanh nghiệp vào đầu tư"ông Sỹ cho biết thêm.
Cùng với những giải pháp nêu trên, các cấp, ngành chức năng trong tỉnh Thái Nguyên kịp thời tham mưu với tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tích tụ ruộng đất; rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai để khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng là những phần việc quan trọng trong thời gian tới…
Ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. Thái Nguyên, cho rằng: Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, chất lượng nông sản, tạo sức cạnh tranh trên thị trường cũng cần được xem trọng. Từ đó, góp phần thu hút các doanh nghiệp lớn mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên.
Văn Chương(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Những lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
- ·‘Gian hàng Quốc gia Việt Nam’
- ·Doanh nhân Nguyễn Trọng Phi: Ở Giovanni, chúng tôi luôn đề cao sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau!
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Lễ ký kết hợp tác hỗ trợ điều trị chấn thương cho đội tuyển quốc gia giữa VFF và Vinmec
- ·Sẽ hội đàm cấp cao với Hải quan Trung Quốc để gỡ khó nông sản ách tắc tại cửa khẩuSẽ hội đàm cấp cao
- ·Đồng hành hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp triển khai Đề án 100
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Bamboo Airways giữ vững ngôi vị hãng bay đúng giờ nhất toàn ngành trong tháng 1
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Chủ tịch VINASME Nguyễn Văn Thân: Doanh nghiệp Việt sẽ ‘cất cánh’ trong năm 2022
- ·5 thành phố trực thuộc Trung ương tăng trưởng ra sao trong năm 2021?
- ·Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam năm 2021
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước trước yêu cầu hội nhập qu
- ·Việc thiếu xăng dầu cục bộ sẽ sớm được giải quyết
- ·Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Toyota Việt Nam ra mắt dòng xe Camry Hybrid và Camry 2.0Q hoàn toàn mới