【soi kèo trận mu hôm nay】Công tác quản lý, điều hành giá đã làm tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô
Mặt bằng giá cả được kiểm soát để không có biến động đột biến về giá, nhất là đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Ảnh tư liệu |
Kiểm soát lạm phát đã đảm bảo theo mục tiêu
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đặt ra nhiệm vụ về công tác quản lý, điều hành giá phải bảo đảm hướng đến mục tiêu “tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4 - 4,5%”.
Thực hiện 4 chuyên đề thanh tra, kiểm tra về giá và thẩm định giáTheo Cục Quản lý giá, trong năm 2025 sẽ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá và thẩm định giá, trong đó kiểm tra 4 chuyên đề gồm mặt hàng nông, lâm, thủy sản; mặt hàng tư liệu sản xuất; mặt hàng công nghiệp tiêu dùng và lĩnh vực thẩm định giá (khoảng 20 doanh nghiệp thẩm định giá). |
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), đến thời điểm hiện nay, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã đảm bảo theo mục tiêu. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng đầu năm 2024 tăng 3,69% (lạm phát mục tiêu Chính phủ đưa ra hiện nay căn cứ vào số liệu CPI bình quân chỉ tiêu khoảng 4 - 4,5%). Mặt bằng giá cả được kiểm soát để không có biến động đột biến về giá, nhất là đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Qua đó, công tác quản lý, điều hành giá đã làm tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu đề ra, hỗ trợ phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Theo nhận định của Cục Quản lý giá, việc chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tác động, xây dựng kịch bản điều hành giá và tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương là yếu tố then chốt giúp kiểm soát lạm phát năm 2024, tạo cơ sở cho việc triển khai đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.
Đáng chú ý, trong công tác quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu, Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã chủ động tổ chức triển khai các giải pháp nhằm góp phần khắc phục khó khăn của doanh nghiệp, người dân theo đúng kịch bản điều hành giá đặt ra từ đầu năm.
Ví dụ, thời gian qua, với vai trò là cơ quan phối hợp điều hành giá điện, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương trong việc điều hành giá điện theo quy định; đảm bảo điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân kịp thời, phù hợp với biến động của các thông số đầu vào; bên cạnh đó có sự điều tiết của Nhà nước đảm bảo cân đối lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước và doanh nghiệp. Trong năm 2024, giá điện được điều chỉnh 1 lần; theo đó từ ngày 11/10/2024, điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh…
Xây dựng kịch bản điều hành giá sát với thực tiễn
Về mục tiêu điều hành giá năm 2025, ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, ngày 12/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 158/2024/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%.
Để hoàn thành mục tiêu trên, trong năm 2025, Cục Quản lý giá tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá theo cơ chế thị trường để kiểm soát lạm phát.
Theo đó, Cục Quản lý giá tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt cục bộ do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các mặt hàng có nhu cầu cao dịp trước, trong và sau Tết.
Cục Quản lý giá sẽ chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác điều hành giá, công khai minh bạch thông tin về giá...
Đặc biệt, ông Nguyễn Minh Tiến cũng cho biết thêm, đối với mặt hàng xăng dầu, trong năm 2025, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương để điều hành giá linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ việc kê khai giá, thông báo giá một số mặt hàng như: sách giáo khoa, than cho sản xuất điện, khí hoá lỏng, đường, phân bón,....theo quy định của Luật Giá và văn bản quy định hiện hành.
Siết chặt công tác quản lý nhà nước về thẩm định giáTheo Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Phạm Văn Bình, trong năm 2024, công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá tiếp tục được tăng cường như: Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật của các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thẩm định giá... Cụ thể, triển khai các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá, Nghị định số 78/2024/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, góp phần quản lý chặt hoạt động cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các doanh nghiệp thẩm định giá và đăng ký hành nghề của các thẩm định viên. Chủ động thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thẩm định giá như: Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; cập nhật thông tin về các doanh nghiệp và thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề, kịp thời thông báo để đảm bảo hoạt động ổn định của các doanh nghiệp cũng như thị trường thẩm định giá. Tính đến ngày 13/12/2024, đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho 23 doanh nghiệp thẩm định giá, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho 87 lượt doanh nghiệp thẩm định giá. Đồng thời, đã tiến hành đình chỉ 11 doanh nghiệp thẩm định giá và thu hồi 19 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Về quản lý hồ sơ, danh sách doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hoạt động thẩm định giá trong phạm vi cả nước; tính đến 13/12/2024, đã ban hành 33 thông báo danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng và danh sách thẩm định viên về giá được thông báo kèm theo khi doanh nghiệp được cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.../. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Cung cấp nhiều sản phẩm nông sản thông qua xúc tiến thương mại
- ·Ngành thuế hoàn thành vượt dự toán
- ·Nỗ lực sản xuất lúa Đông xuân
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·106 cơ sở thương mại, chợ được đánh giá mức độ an toàn
- ·Ổn định kinh tế với mô hình sầu riêng
- ·Phấn đấu đến cuối năm có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Toàn tỉnh có 42 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Nuôi gà sạch, an toàn
- ·Giá thành sản xuất lúa Đông xuân tăng gần 500 đồng/kg
- ·Giá cá thát lát thấp kỷ lục, nông dân thua lỗ
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Bức tranh nông thôn mới và OCOP Hậu Giang có nhiều gam màu sáng
- ·Huyện Phụng Hiệp: Tăng gần 1.000ha cây ăn trái
- ·Thu hoạch hơn 26.100ha lúa Thu đông
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Thị xã Long Mỹ: Năm 2022, thực hiện 5 mô hình khuyến nông