【kết quả trận jordan】Dự án tuyến metro số 1 Yên Viên
Phối cảnh tổ hợp ga Ngọc Hồi của tuyến metro Yên Viên - Ngọc Hồi. |
Đội vốn 9 lần
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có ý kiến chính thức liên quan đến kế hoạch thực hiện và xử lý thủ tục điều chỉnh Dự ánĐường sắt đô thị Hà Nội,ựántuyếnmetrosốYênViêkết quả trận jordan tuyến số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi) do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề xuất.
Trong Công văn số 2866/BKHĐT - KCHTĐT ngày 6/5/2019, ông Nguyễn Đức Trung, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, Dự án đã được Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tưtừ năm 2004, phê duyệt Dự án giai đoạn I từ năm 2008, nhưng đến nay công trình vẫn chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầuvà triển khai thi công. Dự án giai đoạn IIA được phê duyệt vào năm 2012, nhưng cũng chưa thực hiện xong công tác đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật. Trong khi đó, các dự án đường sắt đô thị khác như Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM); Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) có cùng thời gian phê duyệt với tuyến metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi đã sắp được đưa vào sử dụng.
Điều đáng nói là, nguồn vốn bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được cân đối đủ theo nhu cầu của Dự án giai đoạn I và giai đoạn II A. Việc thực hiện Dự án quá chậm, theo đánh giá của Bộ KH&ĐT là đã ảnh hướng rất lớn đến hiệu quả đầu tư và làm tăng tổng mức đầu tư Dự án từ 9.197 tỷ đồng, lên khoảng 81.537 tỷ đồng.
“Chủ đầu tư cần rà soát, xác định rõ nguyên nhân chậm triển khai thực hiện và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại, vướng mắc. Đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án cụ thể và báo cáo, chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ hoàn thành công trình”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung đề nghị.
Bộ KH&ĐT cũng đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu và đề xuất phương án đầu tư Dự án giai đoạn IIB nhằm hoàn thành toàn bộ tuyến metro số 1 theo đúng quy hoạch, chủ trương đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư công trình.
Trước đó, vào tháng 2/2019, Bộ GTVT đã có Tờ trình số 1471/TTr - BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện và xử lý thủ tục điều chỉnh Dự án xây dựng đường sắt đô thị TP. Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.
Trong số các nội dung quan trọng mà Bộ GTVT cần xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đáng lưu ý là vướng mắc liên quan đến thẩm quyền điều chỉnh các dự án thành phần vốn được phân kỳ nhiều lần trong quá trình nghiên cứu tuyến metro số 1.
Cụ thể, do Luật Đầu tư công năm 2014 không quy định rõ việc điều chỉnh dự án đang trong quá trình thực hiện mà phát sinh các tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Đối với vấn đề này, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ GTVT làm rõ cơ sở pháp lý của việc điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến metro số 1 so với Quyết định số 1198/QĐ- BGTVT phê duyệt điều chỉnh Dự án giai đoạn I được thực hiện vào năm 2017 và chịu trách nhiệm toàn diện về việc điều chỉnh Dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 131/2015/NĐ - CP về hướng dẫn dự án quan trọng quốc gia và các quy định pháp luật liên quan.
Nan giải lo vốn
Được biết, tuyến metro số 1 được bắt tay nghiên cứu rất sớm, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, đã phải trải qua khá nhiều lần điều chỉnh.
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2002, tuyến metro số 1 có tổng mức đầu tư 9.197 tỷ đồng, được phân kỳ thành 3 giai đoạn: Giai đoạn I - xây dựng tổ hợp Ngọc Hồi, cải tạo ga Gia Lâm, ga Yên Viên với mục đích là di dời toàn bộ ga Hà Nội và ga Giáp Bát; Giai đoạn II - xây dựng đoạn tuyến trên cao từ Gia Lâm - Ngọc Hồi và các ga trên tuyến (gồm cả thiết bị để khai thác đoạn này); Giai đoạn III - xây dựng từ Gia Lâm - Yên Viên, hoàn chỉnh đưa vào khai thác toàn bộ Dự án.
Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, Dự án lại có thêm 3 lần phân chia lại phạm vi và phân kỳ đầu tư. Hiện tại, tuyến metro số 1 gồm các dự án thành phần: Giai đoạn I điều chỉnh; Giai đoạn IIA điều chỉnh và Giai đoạn IIB.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, Dự án giai đoạn I điều chỉnh sẽ chỉ tập trung đầu tư xây dựng Khu tổ hợp Ngọc Hồi để đảm bảo hoạt động đồng bộ khi thực hiện di dời cơ sở hạ tầng đường sắt tại ga Hà Nội và ga Giáp Bát ra Ngọc Hồi. Vào tháng 4/2017, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án với tổng mức đầu tư là 19.046 tỷ đồng, thời gian hoàn thành năm 2024.
Trong khi đó, Dự án Giai đoạn IIA điều chỉnh có mục tiêu xây dựng đoạn tuyến Ngọc Hồi - ga Giáp Bát và ga Giáp Bát - ga Hà Nội. Trên cơ sở phương án phân kỳ đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, tư vấn nghiên cứu điều chỉnh dự án (trong đó có nghiên cứu phương án đường sắt tốc độ cao đi chung cơ sở hạ tầng). Theo dự kiến của tư vấn, tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn IIA khoảng 30.427 tỷ đồng. Đối với đoạn tuyến còn lại (từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và kéo dài đến ga Yên Viên, trong đó có cầu đường sắt vượt sông Hồng) sẽ được phân kỳ triển khai vào các giai đoạn sau của dự án (giai đoạn IIB). Sơ bộ rà soát cho thấy, vốn để thực hiện đoạn tuyến còn lại khoảng 32.064 tỷ đồng.
Ban Quản lý dự án Đường sắt đã có Tờ trình số 111/TTr-BQLDAĐS ngày 21/1/2019, đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầudự án giai đoạn I. Theo đó, dự kiến thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu 2 gói thầu nêu trên từ quý II/2019 và dự kiến hoàn thành năm 2026. Đối với dự án giai đoạn IIA, Bộ GTVT đang chuẩn bị các thủ tục để điều chỉnh dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
“Tổng mức đầu tư các dự án toàn tuyến metro số 1 đã lên tới khoảng 81.537 tỷ đồng, việc tìm đủ nguồn lực đầu tư dự án thực sự là bài toán khó”, lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Bà Merkel tuyên bố không tái tranh cử
- ·Điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh “ép” người dùng chọn biểu giá bậc thang?
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 21
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Động viên PVN đang lúc khó khăn nhất, Thủ tướng truyền đạt 4 vấn đề
- ·Bước phát triển mới trong quan hệ quốc phòng Việt Nam
- ·Tổng bí thư lên đường thăm Lào
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Hải Phòng: Tạm dừng một số dịch vụ tại 3 phường ở Đồ Sơn để phòng, chống Covid
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Cứu sống thai nhi đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc"
- ·Lợi bất cập hại?
- ·Bắt nữ giáo viên "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Phát hiện loài cá mập thích ăn chay đầu tiên trên thế giới
- ·Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính
- ·Khi Bộ trưởng Y tế truy ngược cấp dưới
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Quảng Nam triển khai các phương án phòng chống bão Trà Mi
- Thực hư ô tô 5 chỗ giá thấp nhất Việt Nam 269 triệu đồng
- Vina Mazda giới thiệu Mazda 2S mới
- Tính chi phí lăn bánh một số mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
- Hệ lụy từ việc thiếu quản lý xe hết niên hạn sử dụng
- Hơn 13 nghìn xe ô tô nhập khẩu trong 5 tháng
- Từ khi nào đi ngược chiều đã trở thành chuyện phổ biến?
- Hơn 13.000 xe Audi Q5 bị lỗi tấm kính cửa sổ trời
- Thêm một nhà phân phối xe Hyundai tại Việt Nam
- Đổ xăng E5, xe để lâu không chạy có gây hậu quả gì không?
- Loạt ô tô cũ chính hãng giá dưới 100 triệu này đang rao bán đầu năm