【trận đấu bodø/glimt】Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
Trong tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt gần 571 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước. Ảnh mnh họa |
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Cụ thể, trong quý 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt gần 571 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023 và nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng là 5,9%. Như vậy, thị trường nội địa đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
So với năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch COVID-19), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 29,4%, điều này minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường sau đại dịch.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 4.921 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức và tăng 8% so với năm 2023, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao nhất gần 11%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 734 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng mức và tăng 13% so với năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% tổng mức và tăng 16% so với năm trước, cho thấy những nỗ lực xúc tiến du lịch đã mang lại hiệu quả tích cực. Ngoài ra, doanh thu dịch vụ khác đạt 673 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng mức và tăng 9% so với năm trước.
Sự khác biệt giữa các địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng có mức tăng cao so với năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Khánh Hòa, Cần Thơ, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương ghi nhận mức tăng tích cực.
Về doanh thu du lịch lữ hành, các tỉnh Cần Thơ, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Dương, Hà Nội có mức tăng trưởng ấn tượng. Và, doanh thu dịch vụ khác thuộc về các tỉnh Điện Biên, Đồng Nai, Nam Định, Cần Thơ, Hải Dương là những địa phương có mức tăng trưởng cao./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Điều chỉnh báo cáo tài chính và quyết toán
- ·‘Quảng Ninh rất quyết liệt, cả trong tư duy lẫn hành động’
- ·Theo dõi sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để chủ động nguồn thu
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Vĩnh Long: Thu hút dự án hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô
- ·Bổ sung 7 mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống Covid
- ·Ngành Thuế thực hiện 47.373 cuộc thanh tra, kiểm tra trong 9 tháng năm 2022
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·VITASK hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Danh sách các bộ ngành, địa phương xin trả lại vốn đầu tư công
- ·Quảng Ninh: Thành lập cụm công nghiệp hơn 200 tỷ
- ·Chấm dứt hoạt động một kho ngoại quan tại Bắc Ninh
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Mùa Tết không thưởng của hàng nghìn công nhân
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Đã thu hồi nợ thuế được hơn 15,7 nghìn tỷ đồng
- ·Ngành dệt may: Gồng mình duy trì sản xuất
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Bài 1: Rốt ráo chống thất thu thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số