【kèo ma lai】Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
Trong tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt gần 571 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước. Ảnh mnh họa |
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Cụ thể, trong quý 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt gần 571 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023 và nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng là 5,9%. Như vậy, thị trường nội địa đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
So với năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch COVID-19), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 29,4%, điều này minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường sau đại dịch.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 4.921 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức và tăng 8% so với năm 2023, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao nhất gần 11%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 734 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng mức và tăng 13% so với năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% tổng mức và tăng 16% so với năm trước, cho thấy những nỗ lực xúc tiến du lịch đã mang lại hiệu quả tích cực. Ngoài ra, doanh thu dịch vụ khác đạt 673 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng mức và tăng 9% so với năm trước.
Sự khác biệt giữa các địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng có mức tăng cao so với năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Khánh Hòa, Cần Thơ, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương ghi nhận mức tăng tích cực.
Về doanh thu du lịch lữ hành, các tỉnh Cần Thơ, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Dương, Hà Nội có mức tăng trưởng ấn tượng. Và, doanh thu dịch vụ khác thuộc về các tỉnh Điện Biên, Đồng Nai, Nam Định, Cần Thơ, Hải Dương là những địa phương có mức tăng trưởng cao./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Sau “cú quay xe” bất ngờ quý IV, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể đạt 6,5%?
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào và Campuchia
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Khải Hoàn Land chào bán 144 triệu cổ phiếu, mua lại một phần của 3 dự án T&T
- ·TP.Tân Uyên: Tập huấn công tác kiểm tra, rà soát, phê duyệt dữ liệu hộ tịch
- ·Doanh nghiệp phân phối Mercedes
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·“Ngày thứ bảy văn minh”: Vì một Bình Dương xanh
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Phú Yên tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Thông qua nghị quyết về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh
- ·Nhiều ngành hàng được hưởng lợi trong mùa dịch, Digiworld (DGW) báo lãi quý III tăng 43%
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Chứng khoán VNDirect: Điều gì tạo nên sự thăng hoa của cổ phiếu VND?
- ·VinFast vừa rót vốn đầu tư vào một startup công nghệ pin của Mỹ
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Tiêu thụ điện có dấu hiệu tăng trưởng trở lại với mức 3,9%