【kết quả bóng đá mexico 2】Thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế nhờ công cụ ESG
Kỳ vọng Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong thu hút đầu tư | |
Khơi thông điểm nghẽn để đón dòng vốn đầu tư |
Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo. Ảnh: N.H |
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Tư duy lãnh đạo và thực thi quản trị hiệu quả về biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững” do Deloitte Việt Nam cùng các đối tác là Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), Dragon Capital, với sự hỗ trợ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) tổ chức ngày 14/9.
Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam. Năm 2021, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát của chiến lược là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xây dựng dự thảo kế hoạch hành động triển khai các nội dung liên quan trong Quyết định 1658 nói trên.
Ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, vấn đề phát triển bền vững đã và đang trở thành chiến lược được nhiều doanh nghiệp trên thị trường quốc tế lựa chọn, trong đó đề cao chính sách quản lý rủi ro về môi trường và xã hội cũng như công bố thông tin về cách thức doanh nghiệp quản lý các vấn đề này. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề tương đối mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy sự tham gia của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở giao dịch chứng khoán Nhà nước sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện nghiêm túc các vấn đề phát triển bền vững nói riêng và định hướng phát triển bền vững nói chung của các doanh nghiệp thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như xây dựng các tiêu chí niêm yết, yêu cầu công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành cũng đặt ra mục tiêu phát triển thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh như Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020 lần đầu tiên đưa quy định về tín dụng xanh (Điều 149) và trái phiếu xanh (Điều 150) và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định chi tiết về lộ trình, cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Ông Vũ Chí Dũng đánh giá, các quy định về tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong các định hướng phát triển của các tổ chức tín dụng, trong các Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu do chính phủ và chính quyền địa phương đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ để hình thành, phát triển và phát huy vai trò điều tiết của Nhà nước đối với hai kênh tài chính tiềm năng này. Qua đó huy động nguồn lực từ thị trường cho việc chuyển đổi, phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục vụ các mục tiêu môi trường quốc gia và các cam kết khí hậu. Cùng với đó, Thủ tướng chính phủ cũng đang rất khẩn trương và quyết liệt trong việc xây dựng lộ trình cho quốc gia nhằm đạt tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” như cam kết đã tuyên bố tại COP 26.
Theo ông Dũng, trong bối cảnh nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quản trị chống biến đổi khí hậu và có trách nhiệm với xã hội không phải chỉ là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà thực sự đã trở thành một yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững. Điều này cần bắt đầu từ trong tư duy của các nhà lãnh đạo, các thành viên Hội đồng quản trị – người giám sát mục tiêu chiến lược kinh doanh tích hợp với chiến lược mục tiêu phát triển bền vững, các thành viên ban điều hành – những người đóng vai trò chính trong điều khiển tiến trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp gắn với phát triển bền vững.
Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành HoSE cũng cho biết, theo quy định hiện nay, các nhà đầu tư tổ chức đều phải tuân thủ các cam kết, các chuẩn mực về việc các khoản đầu tư phải đầu tư vào những công ty đảm bảo yêu cầu về ESG. Do đó, nếu các doanh nghiệp đạt các yêu cầu về ESG thì mới có cơ hội nhận được nguồn vốn đầu tư. “Một bài học thực tế là tại Trung Quốc thời gian qua có rất nhiều quỹ đầu tư đã phải rút vốn do các vấn đề về môi trường và xã hội không đảm bảo” – bà Trần Anh Đào cho biết.
Tuy nhiên, trên thực tế việc công bố thông tin về ESG của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam chưa được chú trọng nhiều. Điều này vô tình khiến các nhà đầu tư không tiếp cận được thông tin liên quan đến các vấn đề này để ra quyết định đầu tư.
Theo bà Đào, ở các thị trường như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông… các công ty công bố thông tin về ESG và phát hành báo cáo phát triển bền vững rất chi tiết với tiêu chuẩn rất cao. Đặc biệt là nhiều báo cáo phi tài chính đã được kiểm toán độc lập để tăng độ tin cậy. Còn tại Việt Nam cũng đã có một số công ty thực hiện việc này nhưng số lượng rất ít. Tuy nhiên, nếu muốn thu hút nguồn vốn dài hạn thì các doanh nghiệp phải thực hiện công bố thông tin và có sự xác nhận về các thông tin công bố nhằm giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định đầu tư.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Gió mùa đông bắc tràn về, trời chuyển mưa lạnh
- ·Mục sở thị cơ sở sản xuất xiêm y cho ông Công ông Táo
- ·Điều chỉnh phương án giao thông cao tốc Cam Lộ
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Lá dong, gạo nếp 'vượt nghìn cây số' đến với lính mũ nồi xanh ở châu Phi
- ·Nữ đại biểu Quốc hội chia sẻ sự bất an mỗi lần qua cao tốc Cam Lộ
- ·Khách xếp hàng đông đúc mua vàng ngày vía Thần Tài 2024
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Nới rào chắn để thi công hầm chui dự án 4.800 tỷ đồng ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Xử lý người đăng nhiều clip lồng ghép sai sự thật về đo nồng độ cồn ở TP.HCM
- ·Đi từ quê đến bến xe Giáp Bát, thiếu nữ 14 tuổi ở Hà Nội mất tích từ mùng 6 Tết
- ·Nàng dâu Phú Thượng 'ăn ngủ cùng xôi' dịp Tết, ngày nấu 200kg vẫn không đủ bán
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Tiệm làm nail, tóc kín chỗ, thợ không kịp ăn dịp Tết
- ·'Bông hồng thép' Công an Điện Biên và chuyện nằm rừng đêm 30 Tết đánh án ma túy
- ·Mục sở thị cơ sở sản xuất xiêm y cho ông Công ông Táo
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Từ vụ Thành Bưởi, xe khách vẫn ngang nhiên vượt ẩu ở cao tốc Cam Lộ