【kqbd dan mach】Bất cập khi thực hiện quy chế tự chủ
Tuy nhiên, việc sửa đổi Thông tư 05 để phù hợp với các nội dung mới về quản lý dự án đang có vướng mắc do một số bất cập trong quy định về BQLDA đầu tư xây dựng tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP mới ban hành ngày 18/6/2015.
Ban quản lý dự án không thực hiện dịch vụ công
Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, BQLDA khu vực, BQLDA chuyên ngành là tổ chức sự nghiệp công lập. Điều này có nghĩa là BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực được thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, quy định trên lại xung đột với các quy định trước đó về việc thành lập, tổ chức các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước và về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, dẫn đến việc mâu thuẫn trong quản lý.
Cụ thể, Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 quy định tổ chức sự nghiệp nhà nước là các tổ chức được thành lập và hoạt động để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện cơ chế tự chủ về bộ máy, tài chính, bao gồm cả vay vốn, liên doanh… Còn tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định, chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ % do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng dự toán.
Như vậy, do BQLDA không thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, cũng không thực hiện một số dịch vụ công, nguồn kinh phí của BQLDA được trích từ chi phí của các dự án được giao quản lý nên không phải là tổ chức sự nghiệp kinh tế như Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ đã nêu.
Chi phí quản lý dự án có thể tăng vọt
Trường hợp thực hiện theo quy chế tự chủ tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, thì thu nhập của BQLDA sẽ phải thực hiện theo cơ chế giá, phí dịch vụ sự nghiệp công. Trong khi đó, kinh phí của BQLDA được tính từ tổng mức đầu tư dự án, thực chất là sử dụng vốn đầu tư công của Nhà nước chi trả. Hơn nữa, trường hợp là đơn vị sự nghiệp công, theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, BQLDA sẽ được tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về tài chính, bao gồm cả hoạt động vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư…. Mà điều này không phù hợp với quyền và nghĩa vụ của BQLDA theo quy định tại Luật Xây dựng cũng như Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 nêu trên.
Theo Luật Xây dựng, BQLDA chỉ làm chủ đầu tư dự án sử dụng NSNN khi được người quyết định đầu tư quyết định giao với nhiệm vụ là quản lý thực hiện dự án được giao; không được thực hiện các hoạt động vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư…
Bên cạnh những mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác về mô hình hoạt động, mô hình quản lý như đã nêu, một bất cập lớn nữa khi coi BQLDA là đơn vị sự nghiệp công lập như Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 là sự thay đổi lớn về chế độ tài chính và chi phí cho các BQLDA.
Theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 và theo Thông tư 05/2014/TT-BTC ngày 06/1/2014 đã áp dụng lâu nay, kinh phí của BQLDA đã được giới hạn bằng tỷ lệ phần trăm do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng dự toán theo đặc điểm dự án. Theo tính toán chưa đầy đủ thì mức chi phí này bình quân vào khoảng 3% tổng chi phí của dự án. Tuy nhiên, trường hợp coi BQLDA là đơn vị sự nghiệp công lập, thì mức chi phí này không có những giới hạn cụ thể và có thể lên đến 13% tổng chi phí dự án. Đó là chưa tính đến gánh nặng biên chế và chi hành chính sự nghiệp rất lớn cho ngân sách.
Từ những thực tế trên, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10066/BTC-ĐT ngày 23/7/2015 và số 12863/BTC-ĐT ngày 15/9/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đề xuất quy định cơ chế quản lý đặc thù cho các BQLDA theo hướng: Nguồn chi phí quản lý dự án của Ban là tiền trích từ các dự án được giao quản lý và hỗ trợ từ cơ quan quản lý cấp trên; Cơ chế tài chính thực hiện theo quy định về quản lý chi phí quản lý dự án tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015.
Cách làm này phù hợp với chủ trương quản lý chặt chẽ chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách theo quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách.
Nguyễn Thị Quế Hương (Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Cuộc thi “ngồi đờ đẫn” độc lạ nhất thế giới chính thức trở lại
- ·HNX: Hơn 50% số lượng cổ phiếu niêm yết tăng giá trong tháng 6
- ·Cơ hội đầu tư mới cùng chứng chỉ quỹ ETF
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Tạm giữ gần 3 tấn thực phẩm, mỹ phẩm ngoại không hóa đơn
- ·Houthi bị tố tấn công tàu ở Biển Đỏ, giới lãnh đạo Israel tranh cãi về Gaza
- ·Giá tiêu hôm nay 13/10/2024: Giải mã nguyên nhân thị trường đi ngang
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/10/2024: Tăng nhẹ
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Ý thức di sản
- ·Ukraine xác nhận loại tên lửa tầm xa nước ngoài được dùng tấn công lãnh thổ Nga
- ·Tâm lý ổn định trở lại, thị trường đảo chiều phục hồi mạnh mẽ
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/10/2024: Giá dầu giữ mức thấp nhất trong 2 tuần
- ·Tập huấn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý quỹ
- ·Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Đừng để môi trường du lịch “xấu xí”