【ket qua cup quoc gia】Khoán xe công
Khuyến khích không thành
| ||
TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế: |
Tuy nhiên, trên thực tế, sau 9 năm, cơ chế này hầu như chưa được áp dụng. Theo thống kê, Bộ Tài chính nhận thấy, ở cấp Trung ương, chỉ có một vài cá nhân đăng ký nhận khoán xe công. Ở địa phương, hiện nay mới chỉ có Thái Nguyên ban hành quy định đơn giá thuê xe ô tô công tác với khung giá 4.000 - 10.000 đồng/km, nhưng cũng mới chỉ có 5 đơn vị thuộc tỉnh này thực hiện với số tiền khoán xe sau gần 4 năm áp dụng gần 4,7 tỷ đồng. Một số địa phương khác vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để ban hành hoặc chưa thể ban hành quy chế khoán vì nhiều nguyên nhân khách quan.
Nhận định cụ thể hơn về các nguyên nhân, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng: Bên cạnh những “cái được”, việc khoán kinh phí sử dụng xe công cũng có những mặt trái khiến những người được khoán cảm thấy “phiền phức”. Dễ thấy nhất là việc các phương tiện công cộng hay dịch vụ taxi công chưa phát triển, khó khăn của các địa bàn đặc thù dẫn đến chưa tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng thực hiện khoán xe. Hay những quan ngại trước những thủ tục phức tạp khi đi làm thanh toán những chi phí phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ trên thực tế. Hơn thế nữa, một cơ chế chỉ mang tính khuyến khích, không bắt buộc thì thường sẽ không được đối tượng sử dụng lựa chọn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất phải kể đến chính là tư duy “thích sử dụng xe biển xanh” của nhiều đối tượng thuộc diện được sử dụng xe công.
Cơ chế đã có
Để chính sách này phát huy hiệu quả tốt hơn, vài năm trở lại đây, Bộ Tài chính đã ấp ủ việc đưa quy định khoán xe trở thành bắt buộc, đặc biệt là áp dụng khoán theo cung đường đối với các chức danh cấp Thứ trưởng và tương đương. Bắt buộc là cần thiết, tuy vậy, để giải quyết được vấn đề hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải công cộng tại các địa bàn và nhiệm vụ đặc thù tại các cơ quan, đơn vị khác nhau không phải dễ. Qua nghiên cứu, Bộ Tài chính nhận thấy việc thực hiện cơ chế khoán bắt buộc cần có lộ trình, bước đi phù hợp. Do vậy, cơ quan này tạm thời gác lại đề xuất của mình và thay vào đó là trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những quy định rõ hơn về cách xác định mức khoán kinh phí trong trường hợp tự nguyện nhận khoán kinh phí sử dụng xe công. Tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công thức tính toán mức khoán về cơ bản vẫn được giữ như cũ, nhưng các giá trị dùng để tính toán đã được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với thực tế của thời điểm hiện tại. Tức là dùng đơn giá của các hãng taxi phổ biến trên thị trường thay vì đơn giá thuê xe; 4 lượt đưa đón thay bằng 2 lượt.
Cùng với quy định thống nhất định mức từ 1 đến 2 xe/đơn vị, thuê dịch vụ xe ô tô và khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo giá thị trường sẽ là một bước thay đổi lớn trong việc trang bị, bố trí, sử dụng xe ô tô công tại các cơ quan, đơn vị; khuyến khích các cơ quan, đơn vị dần chuyển sang hình thức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, thúc đẩy dịch vụ phương tiện vận chuyển công cộng, giảm biên chế hành chính và chi phí sử dụng phương tiện đi lại. Quy định này phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước trong quản lý tài sản công (trong đó có xe ô tô công) là tiến tới giảm dần việc trang bị hiện vật và chuyển sang cơ chế thuê/khoán. Đây là xu hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường, hiệu quả, tiết kiệm đã được nhiều nước đang áp dụng.
Về lâu dài, Bộ Tài chính đã đưa nội dung về khoán kinh phí sử dụng tài sản công nói chung, xe công nói riêng vào dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã được trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đưa ra xin ý kiến Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp tháng 10-2016 và dự kiến thông qua vào kỳ họp tiếp theo. Trong tương lai không xa, nếu Quốc hội đồng ý thông qua dự án Luật này, việc khoán kinh phí sẽ không còn dừng lại ở khuyến khích.
Kỳ vọng lớn
Hiện nay, trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước, tổng số xe công vào khoảng 37.000 xe, chưa kể xe an ninh - quốc phòng, trong đó có hơn 24.000 xe phục vụ công tác chung, xe phục vụ chức danh chỉ có khoảng 2.000 xe. Theo tính toán của đại diện Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, nếu thực hiện khoán xe với toàn bộ số xe phục vụ công tác chung trên cơ sở chi phí cho 1km xe công với giá bình quân của xe taxi, mỗi năm ngân sách Nhà nước sẽ tiết kiệm chi được khoảng 1.500 tỷ đồng. |
Đánh giá về động thái này của Bộ Tài chính, Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng: Đây là một việc làm đúng đắn để cụ thể hóa một chủ trương hợp lý, đặc biệt khi người đầu tiên nêu gương để thực hiện chính là Bộ Tài chính – cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý tài sản công. Việc khoán kinh phí sử dụng xe công trước mắt nhằm tiết kiệm trong sử dụng tài sản công nhưng nhìn rộng hơn, việc làm này nhằm thay đổi quan niệm cố hữu về cách thức cung cấp dịch vụ công. “Quyết định của Bộ Tài chính cho thấy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hình thức tài chính, tức là thay việc cung cấp dịch vụ công bằng một khoản chi tiêu công” – ông Ánh nói. Điều đó sẽ tạo nên nền tảng để xây dựng hàng loạt các chính sách mở rộng huy động dịch vụ công từ những đối tượng khác trong xã hội bằng cơ chế tài chính. Tính xa hơn nữa, hướng đi tiếp theo là không chỉ dừng lại ở dịch vụ đưa đón cán bộ tại nhà nữa mà có thể mở rộng ra áp dụng thêm với các dịch vụ công khác nữa với yêu cầu tiên quyết là là tiết kiệm cho NSNN. Dần dần, nếu việc thực hiện thành công tại Bộ Tài chính, có thể mở rộng áp dụng đối với tất cả đối tượng liên quan đến sử dụng xe công ở một mức độ nào đó, cũng có thể là tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Một ý nghĩa lớn mà Bộ Tài chính đang hướng đến chính là việc thay đổi tư duy cũ về hình ảnh của những người lãnh đạo cao cấp trong con mắt của nhân dân. “Nếu như trước đây hình ảnh Tổng cục trưởng, Thứ trưởng,…đi dự họp, đi cơ sở là hình ảnh những chiếc xe biển xanh đi vào tận cổng, có người ra đón tiếp, thì bây giờ, nhân dân có thể nhìn thấy hình ảnh của các đồng chí đó đi taxi, thậm chí là đi các phương tiện công cộng như mình để đến nơi làm việc” – TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.
Như vậy, chỉ một quyết định của Bộ Tài chính nhưng có thể mở ra một biến chuyển lớn. Đây sẽ là một cú hích để góp phần thực hiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra là “Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm”.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Tập trung hướng dẫn trực tiếp các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- ·Siết chặt kiểm soát buôn lậu, gian lận thuế dịp Tết Giáp Ngọ
- ·Tuân thủ tiêu chuẩn và điều kiện khi mua sắm phần mềm quản lý tài sản
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Hải quan Khánh Hòa: Tập trung giải pháp thu ngân sách đạt kết quả cao nhất
- ·Hỗ trợ 127,5 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão, lũ
- ·Cổ phiếu tăng gần 200%, sếp lớn của DIC muốn bán gần hết
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Năm 2013, xuất khẩu dệt may sẽ tăng khoảng 14,5%
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Hải quan “lên dây cót” rà soát các trường hợp nợ thuế
- ·Doanh nghiệp lợi gì khi dùng gói tài khoản M
- ·Sẽ thanh toán hết số hoàn thuế GTGT phát sinh năm 2013
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Cổ phiếu giá chưa bằng 1/3 ly trà đá, chủ tịch đăng ký mua 13 lần không xong
- ·Sẽ giảm phí phát hành, thanh toán trái phiếu chính phủ
- ·Nuôi con vật 'trơn tuột' trong nhà, thu tiền tỷ mỗi năm
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Giải thưởng sáng kiến kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp