【kqbd kaiserslautern】Kiên cường, bản lĩnh những ngày đầu giải phóng
Quân giải phóng tiến vào Ngọ Môn (Huế) sáng 26/3/1975. Ảnh: TTXVN |
Huế sau ngày giải phóng bộn bề những khó khăn. Vết thương bom đạn thời hậu chiến hãy còn đó. Những xác xe tăng vẫn nằm sừng sững trước cửa Thành Nội. Đường về Tân Mỹ đủ các loại xe to nhỏ, xe tăng, xe cao xạ bốn nòng, xe M113 húc đầu vào các vũng ruộng bùn… như bãi tha ma của phương tiện chiến tranh.
Đường phố Huế ngổn ngang rác rưởi. Thanh niên, học sinh Huế được huy động lo việc này với những bàn tay vụng về họ làm say sưa, sôi nổi trong tiếng cười rộn rã. Đó là những hành động ban đầu của việc bắt tay xây dựng quê hương mới, xây dựng cuộc sống mới. Những người lãnh đạo của chính quyền mới mang tâm tư “còn nặng nợ đối với những người đã hy sinh” và “nặng nợ đối với mai sau, với con cháu chúng ta” và thành quả lớn nhất của 21 năm trường kỳ kháng chiến là hòa bình, thống nhất. Tất cả sẽ làm lại từ đầu trong một tâm thế mới để xây dựng quê hương mới.
Đồng chí Hoàng Anh, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã vào thăm quê hương trước tiên. Đồng chí cảm động khi quê hương đã hoàn toàn giải phóng và đã có lời phát biểu đầy tâm huyết: “Chúng ta đã toàn thắng, các đồng chí đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của cả nước. Đó là điều rất đáng phấn khởi, rất đáng tự hào. Song, chúng ta không nên quên rằng: Chúng ta đang ngồi trên mảnh đất vừa được giải phóng này vui vẻ, trò chuyện với nhau, trong lúc đó có biết bao gia đình nhận được tin con em mình hy sinh! Chúng ta còn nợ nhiều lắm; phải làm sao xứng đáng với những đồng bào, đồng chí đã hy sinh. Bây giờ quê hương đã được giải phóng, chính lúc này chúng ta cần phải đem hết tâm lực, trí tuệ để xây dựng lại quê hương, hàn gắn vết thương mà quê hương, đất nước phải chịu đựng trong 30 năm qua”.
Tiếp đó, các lãnh đạo Trung ương từ Hà Nội như các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… đều lần lượt vào thăm Huế, động viên, nhắc nhở chính quyền mới cố gắng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống Nhân dân, tích cực đẩy mạnh sản xuất.
Tháng 10/1975, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng thăm Huế đúng vào mùa lũ lụt. Cả thành phố ngập lụt, nước tràn cả vào chỗ Bác ở. Trung tướng Lê Tự Đồng kể lại lần đó Bác cứ trông ra thành phố bị ngập nước và hỏi: “Có ai việc gì không? Của cải kho tàng có sao không?”. Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng chỉ thị phải điện ngay cho Trung ương và các địa phương khác biết để kịp thời giúp đỡ. Sau đó, hai thành phố kết nghĩa với Huế là Hà Nội, Sài Gòn cử các đoàn vào thăm hỏi, chia sẻ niềm vui giải phóng và giúp đỡ Huế những thứ cần thiết cho cuộc sống của Nhân dân. Huế đã được cả nước quan tâm, chia sẻ những ngày đầu gian lao như vậy.
Đảng bộ tỉnh chuyển từ lãnh đạo chiến tranh sang hòa bình với nhiều đòi hỏi mới mẻ về quản lý kinh tế, xã hội, xây dựng chế độ mới với một tỉnh có quy mô dân số (tính đến tháng 6/1975) là 739.629 nhân khẩu của lúc bấy giờ là một vấn đề rất lớn, cấp bách. Trong đó, công tác xây dựng bộ máy chính quyền và quản lý xã hội được chú trọng trước nhất, như việc tổ chức bộ máy chính quyền nhân dân, cùng cố tổ chức cơ sở Đảng, thành lập chính quyền cách mạng toàn tỉnh, tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng và các đoàn thể quần chúng.
Công việc đầu tiên, cấp thiết của chính quyền mới là tổ chức lại bộ máy phù hợp, linh hoạt, hiệu quả để ổn định tình hình, giải quyết khó khăn trước mắt. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được duy trì như trước thời điểm 26/3, lúc này đồng chí Vũ Thắng là Bí thư, đồng chí Hoàng Lanh là Phó Bí thư, các đồng chí Lê Sáu, Nguyễn Văn Đàm, Nguyễn Trung Chính là UVTV Tỉnh ủy. Nhiệm vụ trước mắt là hình thành chính quyền cách mạng ở thôn xã theo hình thức Ủy ban nhân dân cách mạng, đồng thời ban hành thiết quân luật.
Trước tình hình trật tự trị an phức tạp lúc bấy giờ, Tỉnh ủy chỉ đạo khẩn trương xây dựng lực lượng an ninh nhân dân cấp xã, tổ chức tuyển dụng, huấn luyện thanh niên bổ sung lực lượng an ninh tỉnh, huyện. Đến ngày 15/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Khu ủy Trị - Thiên Huế, kiện toàn tỉnh ủy và các đơn vị bộ đội. Đồng chí Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy được cử làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Húng làm Phó Bí thư và 8 đồng chí là UVTV Tỉnh ủy. Thời điểm này, Tỉnh ủy đã ra nghị quyết về tổ chức bộ máy cơ bản cấp tỉnh vào ngày 18/4/1975, tổ chức Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Kiểm tra, Trường Đảng, Báo Thừa Thiên Huế giải phóng và các ban kinh tế cấp tỉnh, sắp xếp tổ chức lại cơ sở Đảng trong toàn tỉnh.
Đến đầu tháng 5/1975, Đảng bộ Thừa Thiên Huế đã có 332 chi bộ với 4.324 đảng viên. Tiếp đó, thành lập UBND cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Nguyễn Húng, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Vạn, Hoàng Phương Thảo làm Phó Chủ tịch. Ban Quân quản thành phố Huế và chính quyền các huyện, Ủy ban Quân quản thành phố Huế do Thiếu tướng Lê Tự Đồng, Bí thư Tỉnh ủy là Chủ tịch… Đến tháng 6/1975, toàn tỉnh đã hình thành hệ thống chính quyền từ tỉnh xuống xã, thôn khá hoàn chỉnh gồm 589 thôn, 102 xã, 1.889 cán bộ các cấp. Chính quyền mới đã tích cực quản lý xã hội, khắc phục các hậu quả chiến tranh.
Ngày 28/4/1975, giải quyết tình thế khó khăn trước mắt, Thường vụ Tỉnh ủy đẩy mạnh công tác vận động Nhân dân đóng góp xây dựng quê hương ra chỉ thị động viên Nhân dân đóng góp lương thực, kết quả chỉ trong thời gian ngắn đã được Nhân dân ủng hộ 4.007 tấn. Chính quyền đã bằng nhiều biện pháp đưa lương thực đến người dân. 1.159 tấn gạo đã được xuất ra để cứu đói.
Nông nghiệp được chính quyền cách mạng ưu tiên hàng đầu để giải quyết khó khăn trong sản xuất: cung cấp trên 200 tấn phân hóa học, 75 tấn thuốc trừ sâu, 2.000 tấn xăng dầu, 28 máy bơm, 10 máy cày cho các huyện, đồng thời đưa lực lượng học sinh Trường Nông lâm súc đi tăng cường hỗ trợ Nhân dân về kỹ thuật. Chính quyền mới chủ trương đẩy mạnh sản xuất, giải quyết một phần vấn đề lương thực, động viên người dân vỡ hoang, phục hóa.
Tuy vậy, khó khăn nối tiếp khó khăn, nhiều người đã hy sinh vì mìn địch cài lại vẫn còn nhiều. Một chiến dịch phá mìn còn ẩn mình trong cỏ, trong bụi cây, dưới mặt đất để đồng bào sản xuất được đặt ra. Chỉ trong vòng không đầy hai tháng, dân quân, du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực đều tham gia chiến dịch rà phá. Đến cuối năm 1975, toàn tỉnh đã thu hồi, rà phá được 94.955 quả mìn các loại, giải phóng hàng ngàn ha đất. 13 đồng chí hy sinh, 24 đồng chí bị thương trong chiến dịch này.
Các hoạt động kinh tế khác như chợ, cơ sở kinh doanh sản xuất, hoạt động giao thông, bưu chính… đều được khôi phục trong thời gian ngắn. Các lĩnh vực văn hóa – giáo dục đạt những thành quả rất tích cực. Ngày 30/3, Đài Truyền hình Huế phát sóng chương trình đầu tiên, tiếp đó, Báo Thừa Thiên Huế giải phóng xuất bản một tháng 4 kỳ, mỗi kỳ 6.000 bản đã đem đến thông tin hữu ích, kịp thời tuyên truyền chủ trương, chính sách tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân những ngày đầu giải phóng.
Tháng 5/1975, toàn bộ cơ sở giáo dục các cấp đều đi vào hoạt động, cụ thể toàn tỉnh có 3.200 sinh viên của 5 phân khoa đại học, gần 40.000 học sinh các cấp I, II, III. Vậy mà đến năm học sau 1975-1976, toàn tỉnh có 40.000 học viên bình dân học vụ, 13.000 học viên bổ túc văn hóa và 145.000 học sinh phổ thông. Những thành quả khác trên lĩnh vực y tế, lao động cũng là sự nỗ lực rất lớn của chính quyền cách mạng.
“Các đồng chí đã nằm xuống, chẳng bao giờ thấy được ngày vinh quang ấy! Chúng ta phải làm tiếp công việc mà các đồng chí ấy đang làm dang dở”, câu nói ấy của đồng chí Lê Tự Đồng đã tự nhắc nhở bản thân và những đồng chí, đồng đội mình tiếp tục tiến lên cống hiến, đóng góp sức người, sức của xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế và đã được lịch sử minh chứng đúng đắn như hôm nay.
(Bài viết có tham khảo các tư liệu: Lê Tự Đồng (1993), Tình dân biển cả, Nxb Thuận Hóa; Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế (2000), Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III (1975 - 2000), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật; .Alain Ruscio (2018), Võ Nguyên Giáp - Một cuộc đời, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Taliban lại thêm lệnh cấm mới với phụ nữ
- ·Tập trung cải cách thể chế để phục hồi tăng trưởng kinh tế
- ·Thông cáo đặc biệt về lễ tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·TP. Hòa Bình đón nhận quyết định hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
- ·Chủ tịch nước chia sẻ về 4 yêu cầu quan trọng của thương mại, đầu tư
- ·Cần cơ chế hấp dẫn để biến doanh nghiệp công nghiệp nhỏ thành lớn
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử
- ·"Đinh Rú
- ·Sàn thương mại điện tử khai và nộp thuế thay cho người kinh doanh: Liệu có khả thi?
- ·Đổi mới mô hình tăng trưởng để thoát “bẫy” thu nhập trung bình
- ·Hội nghị Trung ương 15 giới thiệu nhân sự “đặc biệt” tham gia khóa XIII của Đảng
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Kỷ niệm 60 năm ‘đứa con đầu lòng’ của ngành công nghiệp điện miền Bắc
- ·IS liên tục tấn công khủng bố Afghanistan
- ·Nguy cơ đối đầu hạt nhân trở thành hiện thực
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Hoàng hậu Hà Lan Maxima