【kết quả bóng da c1】Tổng Bí thư đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động
Tổng Bí thư,ổngBíthưđềnghịQuốchộitiếptụcđổimớimạnhmẽtổchứcvàhoạtđộkết quả bóng da c1 Chủ tịch nước - Tô Lâm phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước, tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm đã trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế dự phiên khai mạc kỳ họp và toàn thể cử tri, nhân dân, đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài lời chào, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc kỳ họp thành công tốt đẹp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm cho biết, vừa qua, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thành công rất tốt đẹp. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc đến cấp cơ sở quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10. Với tinh thần đổi mới, đoàn kết, thống nhất rất cao, Hội nghị Trung ương 10 đã thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng, thống nhất nhận thức, hành động để tập trung lãnh, chỉ đạo, tăng tốc, bứt phá, hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII, chuẩn bị các công việc cho Đại hội XIV của Đảng.
Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đã đánh giá: Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, có vấn đề vượt dự báo, chưa từng có tiền lệ, đặt ra khó khăn, thách thức rất lớn đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng chí Tổng Bí thư - Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong đồng bào và chiến sỹ cả nước. Trong bối cảnh khó khăn đó, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, là một khối thống nhất về ý chí và hành động, sớm kiện toàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự đồng thuận cao, từ đó lãnh, chỉ đạo cả hệ thống chính trị nỗ lực, cố gắng, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực.
Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2024 cơ bản hoàn thành và vượt so với chỉ tiêu đề ra, trong đó có nhiều điểm sáng tích cực. Chính trị xã hội ổn định; tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với khu vực và thế giới, các cân đối lớn được bảo đảm, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao; văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn.
Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, Tổ quốc được bảo vệ vững chắc; quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng và nâng tầm, thể hiện sự chủ động đóng góp tích cực của Việt Nam vào nền chính trị thế giới, kinh tế toàn cầu và văn minh nhân loại. Những thành tựu quan trọng đó đã củng cố thêm cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước qua 40 năm đổi mới, tạo nên diện mạo mới, thế và lực mới để chúng ta có thể tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình trong thời gian tới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm đánh giá cao hoạt động của Quốc hội trong thời gian qua đã có nhiều đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn. Quốc hội ngày càng phát huy vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với 3 chức năng quan trọng:
Về lập pháp, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đã thông qua 43 luật, hơn 60 nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 45 nghị quyết và 3 pháp lệnh. Ngay trong Kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội dự kiến tiếp tục thông qua 15 luật, 3 nghị quyết và cho ý kiến 13 dự thảo luật, trong đó 1 luật sửa 4 luật trong lĩnh vực đầu tư; 1 luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính, quản lý tài sản, có những dự án Luật rất mới phù hợp với xu thế phát triển như Luật dữ liệu và Luật Công nghiệp công nghệ số, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của Quốc hội, Chính phủ đã khẩn trương quán triệt, triển khai thực hiện ngay chủ trương Hội nghị Trung ương 10. Các văn bản này góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục điểm nghẽn, điều chỉnh các mặt của đời sống KT-XH, bảo đảm quyền con người và phục vụ phát triển đất nước.
Hoạt động giám sát của Quốc hội không ngừng được cải tiến, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy các cơ quan nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ. Quốc hội đã đồng hành cùng Chính phủ quyết định, ban hành kịp thời nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH của đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là trong những thời điểm khó khăn như dịch Covid-19. Đối ngoại của Quốc hội được mở rộng với nhiều hoạt động nổi bật, Quốc hội được bầu vào nhiều vị trí quan trọng tại các diễn đàn lớn và uy tín trên thế giới.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam chào cờ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm: Trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục, cụ thể trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân. Thủ tục hành chính còn rườm rà, dịch vụ công trực tuyến tuy được cải tiến nhưng chưa thuận tiện, thông suốt; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu. Phân cấp, phân quyền chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm nhấn mạnh những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm đề nghị, Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong đó, nhấn mạnh 3 vấn đề:
Một là, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý hà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của Nghị định và Thông tư. Đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật. Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội, nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”. Chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới (nhất là những vấn đề liên quan đến cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,…) tạo khung khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá cho phát triển đất nước những năm tiếp theo.
Hai là, thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cần sớm nghiên cứu xác định rõ phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn, tránh trùng dẫm với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác gây lãng phí. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản pháp luật; chú trọng theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Đổi mới quy trình quyết định về ngân sách nhà nước bảo đảm thực chất, đi đôi với giám sát việc thực hiện ngân sách, từng bước thay thế việc ban hành các nghị quyết bằng các đạo luật về tài chính, ngân sách.
Tại kỳ họp này, khối lượng các công việc về giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng rất lớn, thực tiễn đang đặt ra, cử tri đang mong chờ (như đánh giá tình hình KT-XH năm 2024 và nhiệm vụ phát triển KT-XH, tài chính, ngân sách năm 2025; giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; xem xét quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hoá, đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, thành lập TP.Huế trực thuộc Trung ương,…), đề nghị Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng này.
Ba là, đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải “đúng vai, thuộc bài”; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia.
Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội cần thống nhất cao và gương mẫu, đi đầu, đóng góp tích cực, quan trọng xây dựng thể chế phát triển của đất nước với tinh thần đổi mới, cải cách, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trình độ và năng lực công tác; giữ mối liên hệ chặt chẽ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và chịu sự giám sát của cử tri. Luôn khắc cốt ghi tâm và thực hiện cho bằng được căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối với đại biểu Quốc hội “phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào, phải luôn luôn ghi nhớ và thực hành câu: "Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng". Sắp xếp, kiện toàn Hội đồng dân tộc và các Ủy ban, các cơ quan của Quốc hội bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Quốc hội, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Tô Lâm nhấn mạnh: Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Thực tiễn nóng bỏng của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp cách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết phấn đấu, sớm xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc./.
Kiến Quốc (lược trích)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Hoa hậu Mai Phương Thúy lộ vóc dáng mũm mĩm ở sự kiện, khác hẳn ảnh tự đăng
- ·Hoa hậu Mai Phương Thúy lộ vóc dáng mũm mĩm ở sự kiện, khác hẳn ảnh tự đăng
- ·Lý do Á hậu Phương Nhi được đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Quốc tế 2023
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Á hậu Quản Hân làm Đại sứ Lễ hội khinh khí cầu quốc tế 2023
- ·Á hậu Quản Hân làm Đại sứ Lễ hội khinh khí cầu quốc tế 2023
- ·Hoa hậu duy nhất tham gia thi đấu tại SEA Games 32 là ai?
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·'Mỹ nhân ngàn năm có một' khoe sắc trong bộ ảnh mang phong cách thập niên 90
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Công ty của Hương Giang bị phạt 55 triệu đồng
- ·Hoa hậu duy nhất tham gia thi đấu tại SEA Games 32 là ai?
- ·Hai vai diễn phá hỏng hình ảnh của Hoa hậu Mai Phương Thúy và Đỗ Mỹ Linh
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Hoa hậu Đỗ Thị Hà chiếm trọn spotlight khi khoe cặp chân nuột nà không tỳ vết
- ·Chen hàng, vượt mặt Nhật Kim Anh: Hương Giang bị chỉ trích 'không xem ai ra gì'
- ·Hoa hậu Sinh thái Thiếu niên Việt Nam nói gì khi bị yêu cầu ngừng tuyển sinh
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Hoa hậu Đoàn Thiên Ân tham dự giải quần vợt ở Đức