【kq atlas】Hết lòng với quê hương
(CMO) Chuẩn bị bước qua tuổi 80, sức khoẻ đã giảm sút nhưng bà Bảy Tấn (Lê Thị Tấn, ấp Đòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời) vẫn khá minh mẫn, vẫn giữ được phong thái nói chuyện vừa lưu loát vừa hài hước như cái thời là Bí thư Xã đoàn năm xưa.
Năm 17 tuổi, Bảy Tấn hoạt động đấu tranh trực diện với kẻ thù, đấu tranh đòi quyền lợi cho người dân, tham gia tổ chức chở bà con bị giặc giết tố cáo tội ác của quân xâm lược, khơi dậy lòng yêu nước, vùng lên chống áp bức trong quần chúng Nhân dân.
Bà Bảy không thể nhớ hết bao nhiêu lần bị địch bắt, bị đánh. Nhưng bà không thể nào quên những trận địch tra tấn dã man bằng điện, bằng cách đổ xà phòng vào mũi, vào miệng, bị giày đinh dày xéo thân mình. Bà cũng không thể nào quên sự thương yêu, đùm bọc, chăm sóc của đồng đội trong tù. Dù cận kề cái chết nhưng Bảy Tấn cũng như những chiến sĩ khác thà hy sinh chứ không khai báo nửa lời.
Bà Bảy Tấn được tổ chức phân công làm Bí thư Đoàn xã Chín Hòn (nay là xã Khánh Bình Tây). Nữ Bí thư Đoàn xã Chín Hòn được biết đến là một cán bộ năng động, thường tham gia đội múa hát động viên tinh thần chiến đấu cho các anh bộ đội. Trong một đợt liên hoan đưa tân binh lên đường nhập ngũ, bà đã gặp ông Phan Văn Dô là bộ đội miền Nam ra Bắc học tập, về phục vụ tại chiến trường miền Nam, Tiểu đoàn 303. Cùng chung lý tưởng, hai người đã trở thành vợ chồng và sau này, hai người có với nhau 8 người con (4 trai, 4 gái).
Từ thuở nhỏ, bà Bảy được cha mình, ông Lê Văn Quới (Bí thư đầu tiên xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho đi học. Dù chiến tranh ác liệt, dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù nhưng bà Bảy đã ý thức được tầm quan trọng của chuyện học chữ. Vừa học xong tiểu học, Bảy Tấn tham gia ngay vào khoá học sư phạm và bắt đầu đi xoá mù chữ cho bà con khắp các xã trong huyện Trần Văn Thời.
Những năm tháng đi dạy học, bà Bảy nhận thấy tình cảnh lúc bấy giờ, điều kiện y tế còn rất khó khăn, thiếu bác sĩ. Là phụ nữ, bà Bảy Tấn thấu hiểu được những đau đớn mà phụ nữ phải gánh chịu khi vượt cạn, nên bà đã tham gia khoá học đỡ đẻ từ các nữ hộ sinh và các bà mụ vườn giỏi nghề.
"Thời chiến tranh, chỉ học qua thực tế rồi làm chứ đâu có bằng cấp chuyên môn gì đâu. Sau khi học xong, dù đi dạy học hay đi bất cứ đâu tôi đều mang theo một túi xách, trong đó có 1 cái xoong, một ống chích, kim tiêm, để bất cứ khi nào cần là có sử dụng ngay. Trong lúc chiến tranh ác liệt mà mình sinh được cho người ta an toàn là mừng lắm. Tôi đã giúp 1.002 em bé chào đời. Tôi rất tự hào về điều này", bà Bảy tươi cười kể lại.
Không chỉ dạy học, làm mụ, Bảy Tấn còn là một chiến sĩ giao liên dày dặn kinh nghiệm, rành thuộc địa bàn từ ấp, xã đến huyện. Khi được cấp trên phân giao nhiệm vụ đưa những thư mật, thư hoả tốc, dù là là trong đêm, dù đang có con nhỏ bà vẫn lên đường. Bảy Tấn mang con theo, chèo xuồng vượt sông, vượt rừng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bà Bảy chia sẻ: "Người đảng viên sẽ không sợ cực, sợ khổ. Nếu mình không chịu được gian khổ thì sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ".
Sau ngày hoà bình thống nhất, bà Bảy Tấn cùng chồng và các con về sống tại ấp Đòn Dong, xã Khánh Lộc. Ra sức cải tạo 15 công đất nhiễm phèn mặn, làm lúa 1 vụ/năm, dù lúa có khi trúng khi thất, dù có lúc phải ăn củ co trừ cơm nhưng bà Bảy Tấn cùng chồng tranh thủ, một buổi dạy học, một buổi làm ruộng, quyết truyền thụ lại cái chữ cho các cháu nhỏ trong xã.
Bà Bảy Tấn vui thú điền viên lúc tuổi già. |
Ông Nguyễn Trọng Phối, hàng xóm gia đình bà Bảy Tấn, cho biết: "Cô Bảy dạy học và đỡ đẻ không lấy tiền bất cứ ai. Theo tôi được biết, hiện nay, học trò của cô có nhiều người là lãnh đạo ở Tỉnh uỷ, Huyện uỷ. Ngoài ra, trong ấp Đòn Dong này, những người từ 30-50 tuổi, đa số đều do cô Bảy đỡ đẻ... Ở ấp Đòn Dong này, từ già đến nhỏ, ai cũng kính nể, thương mến cô Bảy Tấn".
Ông Cao Hoài Lượng, Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, nhận xét: "Cô Bảy là đảng viên 55 tuổi Đảng. Tuổi cao nhưng cô vẫn tham gia sinh hoạt chi bộ thường xuyên; rất tích cực đóng góp ý kiến xây dựng công tác hội".
Năm 1993, ông Bảy về cõi vĩnh hằng. Từ đó đến nay, một mình bà Bảy Tấn ở lại thay chồng nuôi dạy con khôn lớn. Giờ bà sống với người con gái thứ tám trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi và vui thú điền viên. Dành thời gian tập thể dục đều đặn mỗi tối, nên dù tuổi cao, bà Bảy Tấn vẫn giữ được tinh thần lạc quan, sống vui vẻ, gần gũi bên con cháu. Hễ đứa cháu nội, ngoại hay cháu cố nào sắp sửa bước vào kỳ thi quan trọng là bà động viên tinh thần bằng cách ra giải thưởng cho cháu nào có kết quả cao.
Chị Phan Minh Khánh, con gái thứ tám của bà Bảy, tâm sự: "Tôi rất tự hào về mẹ mình. Cha mất, một mình mẹ tảo tần nuôi anh chị em tôi ăn học, nên người. Ngoài niềm tự hào, là con cái, tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm hiếu thảo, chăm sóc cho mẹ chu đáo đến trăm tuổi già, bởi mẹ đã hy sinh cho chúng tôi cả cuộc đời rồi".
Bà Bảy Tấn bộc bạch: "Giờ đây, giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt đã lùi vào quá khứ. Mong mỏi lớn nhất của tôi là con cháu, cũng như thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục kế thừa truyền thống cách mạng của cha ông, không lùi bước trước những khó khăn, thử thách; cố gắng học tập, lao động, sáng tạo, góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng phát triển"./.
Kiều Oanh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Đi mò ốc sau chầu nhậu, 2 người chết đuối
- ·Tất bật gói bánh tét mùa Tết
- ·Tân Hải ngày mới
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Chủ động phòng bệnh dại
- ·Ðồng hành xây nông thôn mới
- ·Đoàn xã Tân Lợi tặng 500 nón ngăn giọt bắn phòng dịch
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Huyện Đồng Phú chi hỗ trợ người khó khăn do dịch Covid
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Khẩn trương tìm kiếm thi thể nam sinh bị nước cuốn mất tích
- ·Ấn tượng Măng non Ðất Mũi
- ·Các cấp công đoàn tỉnh ủng hộ hơn 521 triệu đồng
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Lộc Ninh còn 36 công dân thực hiện cách ly tập trung
- ·Cảnh báo chiêu "thao túng tâm lý" phụ huynh
- ·Số ca tử vong vì COVID
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·54 hộ dân mỏi mòn chờ nước