【bảng xếp hạng u21 ngoại hạng anh】OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới trong trung và dài hạn
Trụ sở OPEC tại Vienna, Áo. |
Cụ thể, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ đạt 103 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022 và tăng 1,4 triệu thùng/ngày so với dự báo được đưa ra vào năm ngoái.
OPEC cũng nâng dự báo nhu cầu trong trung hạn (đến năm 2027) thêm 2 triệu thùng/ngày.
Việc điều chỉnh dự báo phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm nay và năm sau, cũng như sự quan tâm mạnh mẽ vào các vấn đề an ninh năng lượng.
OPEC dự báo đến năm 2030, nhu cầu dầu mỏ trung bình của thế giới là 108,3 triệu thùng/ngày, và đến năm 2045 là 109,8 triệu thùng/ngày. Hai con số này đều cao hơn so với dự báo được đưa ra vào năm 2021.
Trong báo cáo, OPEC cho rằng tình trạng hạn chế nguồn cung sẽ kéo dài trong trung hạn, với sản lượng của OPEC trong năm 2027 sẽ thấp hơn mức của năm 2022, trong khi nguồn cung của các nước không thuộc OPEC sẽ tăng lên.
Mặc dù vậy, tổ chức này cũng lạc quan rằng về triển vọng trong dài hạn, cho rằng dầu mỏ vẫn là nhiên liệu hàng đầu trong số những nguồn năng lượng cơ bản trên toàn cầu.
Đánh giá của OPEC trái ngược với nhận định của những nhà dự báo khác, vốn cho rằng nhu cầu dầu mỏ đang bước vào trạng thái ổn định trước năm 2030 do xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo và xe điện.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 27/10 cho rằng nhu cầu tất cả nhiên liệu hóa thạch của thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm hoặc gần như không thay đổi theo mô hình tính toán của cơ quan này, trong đó nhu cầu dầu thô sẽ giảm từ giữa thập kỷ tới.
Việc nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng trưởng thêm 1 thập kỷ nữa sẽ là cú hích đối với OPEC, với 13 nước thành viên đang phụ thuộc nguồn thu vào dầu mỏ.
Tổ chức này khẳng định dầu mỏ vẫn là một phần của lộ trình chuyển đổi năng lượng và việc thế giới chuyển hướng sang tập trung vào các vấn đề kinh tế, xã hội và quản trị đang khiến tình trạng thiếu hụt đầu tư trở nên trầm trọng hơn.
Trong báo cáo, Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais nhận định thế giới cần đầu tư 12.100 tỷ USD vào lĩnh vực dầu mỏ từ nay đến năm 2045. Tuy nhiên, việc thiếu hụt đầu tư vào ngành dầu mỏ toàn cầu trong những năm gần đây, do tăng trưởng của ngành suy giảm, đại dịch COVID-19, các chính sách tập trung vào chấm dứt hỗ trợ tài chính cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, đang trở thành mối quan ngại lớn.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, OPEC đã lần đầu tiên dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ chậm lại sau nhiều năm dự báo xu hướng tiêu thụ không ngừng tăng lên.
Trong báo cáo mới nhất, OPEC vẫn duy trì quan điểm rằng nhu cầu thế giới sẽ không thay đổi sau năm 2035, trong khi các công ty và ngân hàng dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh sớm hơn./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Tỷ giá trung tâm sáng 21/1 giảm tiếp 4 đồng
- ·Trao 420 suất học bổng Vì em hiếu học
- ·Món quà từ sách giáo khoa
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 19/2/2024: Tỷ giá Yen Nhật chốt tuần nối dài xu hướng giảm, tuần mới ra sao?
- ·Sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- ·Nơi duy nhất tại Nhật Bản không phải đối mặt khủng hoảng trẻ em
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Nga tuyên bố Sevastopol bị tấn công, thiết giáp Đức lên đường tới Ukraine
- ·HLV Kim Sang
- ·Nhân rộng gương điển hình trong sinh viên
- ·Cuộc sống của người dân cố thủ ở nơi đang giao tranh ác liệt giữa Nga
- ·Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng: Xử lý 180 vụ vi phạm hành chính
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Tỷ giá AUD hôm nay 16/2/2024: Đô la Úc tăng giá đồng loạt, thị trường phủ sắc xanh
- ·Đại học Huế lần đầu vào bảng xếp hạng đại học châu Á của Times Higher Education
- ·TP. Hồ Chí Minh: Lượng kiều hối dự kiến tăng 8%
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Quảng Ninh: Tạm giữ hàng có dấu hiệu nhập lậu hơn 1,5 tỷ đồng