【bảng xếp hạng vô địch quốc gia nga】Mua sắm tập trung, không thể vượt tiêu chuẩn
Trong văn bản gửi đến cử tri một số tỉnh, thành phố, Bộ Tài chính đưa ra rất nhiều các quy định như nghị quyết của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư của Bộ Tài chính… nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý tài sản công.
Công khai hóa mua sắm tài sản công
Theo Bộ Tài chính, việc triển khai thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung nhằm khắc phục việc mua sắm tài sản ngoài nhu cầu, vượt tiêu chuẩn định mức và tiêu cực có thể phát sinh trong hoạt động mua sắm công. Mua sắm theo hình thức tập trung sẽ góp phần đảm bảo công khai, minh bạch, kể cả việc công khai hóa các khoản hoa hồng từ mua sắm và đáp ứng được yêu cầu trang bị hiện đại, đồng bộ về tài sản.
Nhờ thế, phương thức quản lý cũng thay đổi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, hạn chế việc các đơn vị không có chuyên môn phải đi mua sắm tài sản, giảm bớt về thời gian, việc mua sắm được thuận lợi, đúng pháp luật, giảm giá mua, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Phương thức mua sắm tập trung tài sản nhà nước được triển khai thực hiện theo 2 cấp: Cấp quốc gia và cấp bộ, ngành, địa phương. Trong đó, việc mua sắm tập trung cấp quốc gia được áp dụng đối với tài sản là xe ô tô (trừ xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước) và xe ô tô chuyên dùng có gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng, xe ô tô có cấu tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, xe ô tô chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân). Tài sản hàng hóa áp dụng mua sắm tập trung tại các bộ, ngành, địa phương do các bộ, địa phương quyết định.
Hiện nay, việc mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách thức sau: Mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung và mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp.
Quy trình mua sắm TSNN theo cách thức ký thỏa thuận khung gồm 11 bước cũng đã được quy định cụ thể. Từ việc lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản; Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung, cho đến lựa chọn nhà thầu, ký kết mua sắm, bảo hành bảo trì tài sản… Đặc biệt, trong đó nghiêm cấm việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Như vậy, đơn vị mua sắm có nhiệm vụ ký thỏa thuận khung trên cơ sở nhu cầu và dự toán của các đơn vị sử dụng tài sản và tiêu chuẩn định mức trang bị tài sản. Đơn vị sử dụng tài sản được hoàn toàn chủ động đề xuất các yêu cầu về tài sản cần mua sắm, kể cả yêu cầu về kỹ thuật, giá trị tài sản, được ký hợp đồng nhận tài sản và chủ động thanh toán từ nguồn kinh phí của mình.
Trên cơ sở những quy định chặt chẽ đó, Bộ Tài chính khẳng định: Không có việc mua sắm tài sản không phù hợp với nhu cầu hoặc vượt tiêu chuẩn định mức quy định. “Quá trình đấu thầu được tuân thủ hoàn toàn theo quy định của pháp luật về đấu thầu, được thực hiện theo trình tự đảm bảo sự chặt chẽ, công khai và minh bạch từ khâu lập hồ sơ mời thầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phân chia gói thầu”, văn bản trả lời kiến nghị cử tri của Bộ Tài chính nêu rõ.
Tiết kiệm lớn nguồn chi ngân sách
Trên thực tế triển khai thí điểm, có thể khẳng định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức mua sắm tập trung là “bảo bối” chống tham nhũng, lãng phí trong mua sắm công.
Theo tổng kết của Bộ Tài chính, từ khi triển khai thí điểm tại 24 bộ, ngành, địa phương vào năm 2008 đến năm 2016, đã tiết kiệm không nhỏ NSNN. Theo số liệu tổng hợp, chênh lệch giữa dự toán và số thực tế mua sắm của các bộ, ngành, địa phương tham gia thí điểm là hơn 467 tỷ đồng.
Bộ Tài chính ước tính, nếu triển khai mua sắm tập trung đối với toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ, hàng năm dự kiến sẽ tiết kiệm chi ngân sách là 30.000 tỷ đồng.
Hiệu quả không chỉ thể hiện ở số tiền giảm chi do mua sắm theo lô lớn mà còn được thể hiện ở chỗ chất lượng đầu vào tốt, giá mua thống nhất, tương đồng về kỹ thuật. Nếu mở rộng phạm vi áp dụng thì số tiền chênh lệch và hiệu quả mua sắm công sẽ lớn hơn rất nhiều.
Quan trọng hơn, việc thực hiện tổ chức mua sắm tập trung tại các bộ, ngành, địa phương sẽ khắc phục được tình trạng mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức, vượt nhu cầu thực tế và mua sắm xa xỉ, không hiệu quả; hạn chế tiêu cực, sai phạm trong việc mua sắm công.
(责任编辑:World Cup)
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Bọc răng sứ và những biến chứng nguy hiểm ít ai ngờ
- ·Chất Hydrogen Peroxide trong mỹ phẩm không an toàn như nhiều người nghĩ
- ·Bán thuốc giá cao, chi nhánh Công ty Dược Nam Hà bị xử phạt
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Thu hồi công bố sản phẩm E400 Gold của Công ty TNHH Thảo dược Sao Biển
- ·Viên uống ngăn ngừa sốc phản vệ mang lại hy vọng mới cho những người bị dị ứng nặng
- ·Uống nhầm dầu hỏa, một bé trai viêm phổi nặng
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Triệt phá kho hàng chứa hàng vạn sản phẩm giày dép giả nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Sản xuất thực phẩm không phù hợp với công bố, Dược phẩm GENPHAR bị xử phạt 70 triệu đồng
- ·Xử lý đối với mặt hàng thép xây dựng trên địa bàn Lạng Sơn
- ·Nhiều nghiên cứu cảnh báo
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Nguy cơ ung thư vú từ bụi trong nhà
- ·Mua thiết bị y tế trực tuyến trong mùa dịch Covid
- ·Mỹ phẩm chứa than hoạt tính có thực sự hiệu quả?
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Nuốt phải hạt hồng xiêm người phụ nữ bị ho ra máu