【bong da dem qua】Đề xuất thí điểm cho tư nhân tham gia dịch vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
(CMO) Sáng ngày 28/10, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, đã tham luận hai nội dung liên quan lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, tham luận tại hội trường.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) hiện đang có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về dự thảo Thông tư phân cấp quản lý cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, trong đó dự kiến sẽ chuyển giao toàn bộ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa cho các địa phương quản lý.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 243 cảng, bến thủy nội địa. Trong đó, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý 135 cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia và Sở GTVT Cà Mau tổ chức quản lý 108 bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa địa phương.
Mặc dù tổ chức quản lý 108 bến thủy nội địa nhưng thời gian qua tỉnh Cà Mau vẫn chưa thể thành lập được tổ chức Cảng vụ Đường thủy nội địa theo quy định, do không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí tổ chức hoạt động.
Để khắc phục tình trạng này, trước đây Sở GTVT Cà Mau đã thành lập Cảng vụ Đường thủy nội địa Cà Mau ghép với Trung tâm Đăng kiểm để thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đơn vị này mới chỉ thực hiện quản lý được 27/108 bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở.
Sau một thời gian hoạt động, đến năm 2019 đơn vị này cũng phải giải thể vì phát sinh nhiều bất cập như: Không đảm bảo các điều kiện về tổ chức và hoạt động theo quy định; không đảm bảo số lượng nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định; chưa thực hiện được công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Từ đó đến nay, công tác quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở chưa có đơn vị quản lý.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có trên 100 km đường thủy nội địa quốc gia giáp ranh với các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang như sông Gành Hào, kênh Tắc Vân, kênh Tân Bằng Cán Gáo, sông Trèm Trẹm. Nếu thực hiện phân cấp như dự thảo Thông tư của Bộ GTVT sẽ dẫn đến những bất cập như chồng chéo, đan xen, khó xác định trách nhiệm trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến sông giáp ranh này.
Ông Nguyễn Duy Thanh nhận định, nếu trong thời gian tới Bộ GTVT phân cấp công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa cho các địa phương như dự thảo Thông tư phân cấp nêu trên thì tỉnh Cà Mau cũng như một số tỉnh tại ĐBSCL (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh…) có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ quản lý cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh do Bộ GTVT quản lý. Trong khi công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy tại các cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia do hệ thống Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang quản lý hiệu quả.
Bên cạnh đó, hiện nay việc đăng kiểm các phương tiện thủy nội địa đều do các Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ GTVT) và các Trung tâm Đăng kiểm hoặc Trạm Đăng kiểm phương tiện thủy (trực thuộc các Sở GTVT các tỉnh, thành) trực tiếp triển khai và quản lý.
“Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện chủ trương nhiều thành phần kinh tế tham gia công tác dịch vụ, tôi cho rằng Bộ GTVT cần nghiên cứu để thành phần tư nhân được tham gia công tác dịch vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, trước mắt có thể cho triển khai thí điểm tại một số địa bàn khu vực ĐBSCL, trong đó có tỉnh Cà Mau.
Đối với Bộ GTVT, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các tác động trước khi quyết định thực hiện việc phân cấp công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia cho địa phương để đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đường thủy nội địa đạt hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp”, ông Nguyễn Duy Thanh nhấn mạnh./.
Thanh Phương
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Trao quà tết cho nạn nhân chất độc da cam
- ·Chăm lo cho người cao tuổi
- ·Thành phố Vị Thanh: 330 người lao động tham gia Ngày giao dịch việc làm
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
- ·Thành phố Vị Thanh ra mắt nhiều mô hình
- ·Nâng cao kỹ năng truyền thông về biến đổi khí hậu
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·Vận động thành lập Hội Đầu bếp tỉnh Hậu Giang
- ·Sóc Bom Bo
- ·Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn tỉnh đạt gần 87%
- ·Cầu nối xây dựng gia đình hạnh phúc
- ·Đối thoại với hộ nghèo tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Tiếp nhận 14 dự án phi chính phủ nước ngoài
- ·Đảm bảo tỷ lệ cấp ủy viên nữ trong nhiệm kỳ mới
- ·Nhận thức và trách nhiệm phải đi đôi…
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Thận trọng khi cho học sinh sử dụng điện thoại trong tiết học