【xao lac tv】Đầu tư bạc tỷ, trường nghề vẫn không thu hút được học viên
Học sinh Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế trong giờ thực hành
Nếu như năm 2010,Đầutưbạctỷtrườngnghềvẫnkhôngthuhútđượchọcviêxao lac tv toàn tỉnh có 44 cơ sở dạy nghề thì cuối năm 2015 chỉ còn 29 cơ sở có đào tạo nghề với những nghề trọng tâm, trọng điểm theo nhu cầu của thị trường lao động. Trong đó, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội phê duyệt 5 nghề trọng điểm cấp quốc gia và khu vực ASEAN và 3 trường nghề trọng điểm giai đoạn 2011 -2015 cho Thừa Thiên Huế. Các nghề trọng điểm trên địa bàn được đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng quy mô, trang thiết bị học tập tiên tiến, môi trường học tập chuyên nghiệp.
Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế là một trong 45 trường được đầu tư để trở thành trường chất lượng cao, nhận được gói kinh phí gần 27 tỷ đồng đầu tư cho nghề hàn (nghề trọng điểm cấp quốc gia) và nghề kỹ thuật lắp đặt điện tử và điều khiển trong công nghiệp (nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN). Vì đào tạo theo chuẩn quốc tế và khu vực nên trang thiết bị hiện đại, rất tốn kém. Hằng năm, trường cử giáo viên đi đào tạo trong và ngoài nước. Trường đã hoàn thiện đưa vào sử dụng 3 xưởng thực hành với diện tích trên 1.000m2; tương đối hoàn chỉnh 2 xưởng hàn, 2 phòng thí điểm vật liệu và vật lý… để phục vụ cho lộ trình trường chất lượng cao quốc gia và khu vực.
Học sinh Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế trong giờ thực hành
Làm “đủ cách” để chiêu sinh, tuy nhiên, nghề hàn cũng chỉ đào tạo được 14 người có trình độ cao đẳng, 183 người có trình độ trung cấp. Riêng lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp thì không có người theo học trình độ cao đẳng; trình độ trung cấp có 263 người theo học. Nhiều doanh nghiệp lớn không ngớt than phiền khó tuyển được thợ lành nghề, trong khi các trường nghề lại “đau đầu” vì không tuyển nổi học sinh.
Ông Trần Nam Lực, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế minh chứng: “Nhà trường đã đầu tư hàng chục tỷ đồng trang bị một số thiết bị dạy nghề hiện đại, đáp ứng nhu cầu giảng dạy những nghề tiên tiến hiện nay. Rất nhiều nghề sau khi tốt nghiệp có đến 90% có việc làm, mức thu nhập ổn định, nhất là lao động có tay nghề bậc cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đến tuyển dụng lao động ở các nghề hàn, điện... nhưng trường không cung ứng đủ vì không có sinh viên theo học.
Trường trung cấp nghề Quảng Điền được chọn nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ là nghề trọng điểm quốc gia. Trường đã quy hoạch diện tích đất, mặt nước để phục vụ cho việc đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ với diện tích 0,6 ha; diện tích quy hoạch cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ khoảng 4ha… Tuy nhiên, tình hình cũng không khả quan hơn khi không có người học, trường chỉ đào tạo được 64 người theo học trình độ sơ cấp trong suốt 5 năm.
Trường trung cấp nghề Huế được chọn 2 nghề kỹ thuật điêu khắc gỗ và thiết kế gia công sản phẩm mộc làm nghề trọng điểm cấp quốc gia với tổng mức đầu tư được phê duyệt trên 78 tỷ đồng, nhưng trong quá trình triển khai, tuyển sinh không hoàn thành chỉ tiêu được giao nên phải sáp nhập với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên TP. Huế.
Theo ý kiến của nhiều phụ huynh, các em mất thời gian học nghề từ 1 đến 2 năm nhưng chỉ làm công nhân nên muốn vào đại học cho bằng được. Hơn nữa, các doanh nghiệp ở Huế chủ yếu là lắp ráp và gia công sản phẩm, không trả lương theo bằng cấp chuyên môn nên lao động ngại tham gia các lớp dài hạn. Các nghề trọng điểm vẫn chưa thực sự đa dạng để học viên chọn lựa ngành nghề phù hợp.
Nói về giải pháp trước mắt, ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội cho biết: “Nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề được đầu tư nhưng không sử dụng hết công suất trang thiết bị dạy nghề. Thế nên, khi ngành nghề ở trường này không chiêu sinh được thì sẽ luân chuyển số máy móc sang trường khác để tránh sự lãng phí”.
Việc gắn kết đào tạo nghề và giải quyết việc làm giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp vẫn chưa cao. Doanh nghiệp muốn lao động có kỹ năng, có chất lượng nhưng lại không có sự phối hợp với trường nghề để đào tạo lao động. Doanh nghiệp tự tuyển lao động hoặc sử dụng những người có bằng đại học để đào tạo nghề, bố trí công việc theo nhu cầu của đơn vị. Quy mô đào tạo của các trường thì có nhưng ngành nghề còn bó hẹp, chưa đủ sức cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho khu vực miền Trung.
Theo đề án thực hiện nghề trọng điểm giai đoạn 2011 -2015, tổng mức đầu tư là 152.769 tỷ đồng, tuy nhiên, trong vòng 5 năm, các trường mới được đầu tư trên 38.700 tỷ đồng (chiếm 24%). Do đó, hệ thống các phòng học, nhà thi đấu, thể dục thể thao, hệ thống các phòng học, nhà xưởng… thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến môi trường sư phạm và chất lượng đào tạo của nhà trường. Trường trung cấp nghề Quảng Điền được đầu tư nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ vẫn đang gặp khó khăn do thiết bị dạy nghề chưa được hoàn chỉnh, thậm chí, thiếu thiết bị trong danh mục quy định tối thiểu nên triển khai dạy nghề không thuận lợi.
Do không thuận lợi trong tuyển sinh nên giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đề nghị bổ sung nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm, gồm: Công nghệ kỹ thuật ô tô và công nghệ kỹ thuật giao thông cho Trường cao đẳng Giao thông; điều dưỡng, dược sĩ cao đẳng cho Trường cao đẳng Y tế Huế.
Với mức đầu tư lớn như vậy, mà người học nghề chưa biết đến, hoặc thờ ơ không đi học, sẽ là một sự lãng phí, bởi máy móc thiết bị sẽ ngày càng lạc hậu, xuống cấp theo thời gian. Và, câu chuyện trường nghề vẫn đang là một vòng luẩn quẩn.
Bài, ảnh: Huế Thu
(责任编辑:La liga)
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Cấm dùng An cung ngưu hoàng hoàn cho người tai biến mạch máu não
- ·Đồ chơi tình dục dùng thế nào không dính bệnh
- ·Thu hồi khăn ướt trẻ em Mỹ chứa chất cấm
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Kính chống nắng: Dễ mù nếu đeo hàng giả
- ·Bánh mì Việt Nam tại Australia
- ·Kinh hoàng phát hiện trứng chứa… ấu trùng lạ
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Thu hồi vòng cổ Trung Quốc nhiễm độc chất chì
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Kem tẩy lông: Lợi bất cập hại!
- ·Thảo dược kích dục Thái Lan có thể gây đột tử
- ·Cách làm món cá kho tộ thơm ngon hết ý
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Thận trọng kem trị nám siêu nhanh
- ·Dán 12 con tem vẫn sợ hàng giả
- ·Tàn phá làn da vì bột trà xanh rởm
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Thực hư thần dược tăng chiều cao