【bxh inter miami】Giải ngân vốn đầu tư công chưa khi nào về "đích", vì sao?
Tỷ lệ giải ngân năm 2017 của các địa phương đạt trên 80%
Chính phủ đã có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công thể hiện bằng Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 về những nhiệm vụ,đíchbxh inter miami giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đã bước sang năm 2018 nhưng qua rà soát, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 của đa phần địa phương vẫn chưa đảm bảo yêu cầu.
Hiện nay, ước tính tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2017 của các địa phương đến 31/1/2018 đạt trên 80%.
Do công tác giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu, vướng mắc về thủ tục, thậm chí do thời tiết… là những nguyên nhân được các địa phương nêu ra giải thích cho tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ.
Ví dụ, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Đắk Nông năm 2017 là hơn 1.150 tỷ đồng, chỉ đạt trên 74% kế hoạch. Thậm chí, tỉnh này còn có 2 nguồn vốn đến ngày 31/12/2017 giải ngân dưới 50% kế hoạch là Chương trình mục tiêu quốc gia 40,9% và vốn trái phiếu chính phủ 9,85%.
Nguyên nhân chủ yếu được cho là một số dự án còn gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên chậm triển khai, thực hiện. Một số chủ đầu tư thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu chưa chặt chẽ, thiếu công tác kiểm tra, đánh giá sự phù hợp năng lực nhà thầu…
Bắc Kạn có tỷ lệ giải ngân hết năm 2017 đạt hơn 68% kế hoạch Thủ tướng giao, nguyên nhân do một số dự án không đủ điều kiện thanh toán theo Luật Đầu tư công mới nên chưa giải ngân được. Cùng với đó, một số nguồn vốn như chương trình mục tiêu quốc gia và trái phiếu chính phủ (TPCP) do Trung ương giao kế hoạch muộn. Đồng thời, việc triển khai các thủ tục đầu tư của cấp huyện, cấp xã còn lúng túng…
Bên cạnh nguyên nhân khách quan nêu ra, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các địa phương không hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là do năm nào cũng phải chuyển nguồn vốn đầu tư công sang năm sau.
Qua số liệu thống kê của Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho thấy, số vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương được phép kéo dài từ năm 2016 sang năm 2017 khoảng 6.500 tỷ đồng, nhưng từ đầu năm đến nay mới giải ngân được khoảng 90%.
Quy định thời gian giải ngân 2 năm tạo tâm lý ỷ lại
Mới đây, Bộ KH&ĐT đã đề xuất việc bãi bỏ quy định về kéo dài thời hạn giải ngân vốn đầu tư sang năm sau. Chính phủ sẽ quyết định và có những điều kiện cụ thể đối với các dự án được gia hạn thực hiện và giải ngân. Đồng thời, đề xuất sửa đổi Điều 46 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP theo hướng tăng sự chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, giảm các thủ tục báo cáo, rà soát... Mục đích chính của việc sửa đổi này, theo Bộ KH&ĐT, là “đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
Có thể thấy, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương chậm do một số quy định của Luật Đầu tư công chưa phù hợp. Trong đó, địa phương còn ỷ lại cơ chế được phép kéo dài thời hạn thực hiện và giải ngân.
Cụ thể, tại Điều 76, Luật Đầu tư công cho phép thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm được kéo dài sang năm sau. Trường hợp đặc biệt, được cấp có thẩm quyền cho phép thì được kéo dài thời gian giải ngân, nhưng không quá kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Việc quy định thời gian giải ngân 2 năm tạo tâm lý ỷ lại cho các chủ đầu tư, nhà thầu. Đồng thời, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ có quy định quy trình xét chuyển kế hoạch vốn kéo dài của năm trước, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) được giao chủ trì tổng hợp nhu cầu của địa phương và thông báo kế hoạch vốn kéo dài trước ngày 30/4 hằng năm; như vậy, mất thêm 4 tháng vốn đầu tư công không được giải ngân mà phải chờ thông báo xét chuyển kéo dài (từ ngày 31/01 đến 30/4).
Mặt khác, việc cho phép kế hoạch vốn được kéo dài sang năm sau năm kế hoạch, cơ quan tài chính không chủ động kế hoạch nguồn vốn, gây khó khăn trong cân đối và đảm bảo chủ động đủ vốn thanh toán theo kế hoạch.
Để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhiều ý kiến cho rằng, nếu không quy định chặt chẽ về việc kéo dài thời hạn thực hiện và giải ngân, thì giải ngân đầu tư công vẫn tiếp tục chậm. Theo đó, việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công phải thống nhất với quy định của Luật Ngân sách nhà nước là đến 31/1 năm sau năm kế hoạch; chuyển nguồn phải có điều kiện cụ thể, phải có ràng buộc cụ thể với chủ đầu tư, phải có lý do chính đáng. Nếu chỉ quy định chung chung là thời gian giải ngân vốn đầu tư công hằng năm được kéo dài sang năm sau, thì tình trạng chuyển nguồn không bao giờ chấm dứt và việc giải ngân vốn đầu tư công hằng năm vẫn nằm trong tình trạng không hoàn thành kế hoạch.
Cũng theo Bộ Tài chính, việc cho phép kéo dài kế hoạch vốn năm trước đến hết năm sau mà không được xem xét đến khả năng cân đối tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) thực tế, nhất là trường hợp mức vốn kế hoạch kéo dài sang năm sau lớn sẽ dẫn đến việc không cân đối đủ NSNN cho các dự án, phá vỡ các cân đối vĩ mô như thu-chi, bội chi…Điều này trái với nguyên tắc không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính của Luật NSNN.
Vì vậy, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị sửa Điểm b Khoản 1 Điều 76 Luật Đầu tư công theo hướng: Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm được kéo dài đến hết ngày 31/1 của năm sau năm kế hoạch. Trường hợp đặc biệt phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bài, ảnh: Lê Hạnh - Thùy Linh (Vụ Đầu tư)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·9h, ngày 8/8, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng
- ·Vốn trái phiếu chính phủ giải ngân chậm do giao kế hoạch vốn chưa sát
- ·Cập nhật danh sách các trường ĐH học đã công bố điểm chuẩn năm 2018
- ·"Đinh Rú
- ·Thống kê khu vực kinh tế phi chính thức: Tăng hiệu quả điều hành chính sách
- ·Kho bạc Hưng Yên: Điểm sáng về triển khai dịch vụ công trực tuyến
- ·Địa phương phải báo cáo giá cả thị trường
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp đoàn công tác Ngân hàng JBIC
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Bộ Tài chính chủ động phòng, chống thiên tai
- ·Công bố đường dây “nóng” về an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2019
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Kho bạc Hưng Yên: Điểm sáng về triển khai dịch vụ công trực tuyến
- ·Vụ giẫm đạp khiến hơn 150 người chết ở Hàn Quốc, làm sao tránh mắc kẹt ở lễ hội?
- ·Kinh phí đào tạo viên chức được bố trí từ nguồn tài chính của đơn vị
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Hai luật sư bào chữa cho Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan