【xep hang romania】Chi phí cho kiểm tra chuyên ngành còn quá lớn
Nặng gánh chi phí kiểm tra chuyên ngành
Theíchokiểmtrachuyênngànhcònquálớxep hang romaniao ông Phạm Thanh Bình, nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý- Tổng cục Hải quan, chuyên gia Dự án GIG, tỷ lệ hàng hoá phải thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành ở một số nơi vẫn ở mức cao: Tại Hải quan TP.HCM 6 tháng đầu năm 2016 là 35% lô hàng nhập khẩu, số lượng lô hàng không đạt chất lượng quy định trong quý I là 11 lô (cả năm 2015 là 76 lô). Tại Bình Định là 31% (kiểm tra chất lượng 31,4%, kiểm dịch 68,8%), không có trường hợp nào không đạt. Tại Cần Thơ tỷ lệ kiểm tra là 17,08%, không có trường hợp nào không đạt. Các tỷ lệ trên không khác nhiều so với 2015, đặc biệt là ở các địa bàn lớn.
Thời gian thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành do hải quan một số địa phương đo 2016: Kết quả đo của Hải quan Cần Thơ: thời gian thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành chiếm 78% tổng thời gian thông quan, thời gian trung bình từ khi cho đưa hàng về bảo quản hoặc lấy mẫu để kiểm tra chuyên ngành đến khi có kết quả kiểm tra nộp cho cơ quan Hải quan là 13,6 ngày. Cụ thể từng lĩnh vực kiểm tra: thiết bị y tế: 40 ngày; kiểm tra hiệu suất năng lượng: 43 ngày; kiểm tra chất lượng xe cứu hoả, cứu thương: 79 ngày. Kết quả đo của Hải quan Đà Nẵng là 19 ngày 17 giờ. Kết quả đo của Hải quan Bình Định là 446 giờ 43’ (18,6 ngày). So với năm 2015, kết quả trên cho thấy, về cơ bản thời gian kiểm tra chuyên ngành chưa được cải thiện.
Chi phí quản lý, kiểm tra chuyên ngành không giảm, theo khảo sát bằng phiếu của GIG năm 2015 và phản ánh của các DN được khảo sát 2016, mức chi phí kiểm tra chuyên ngành tối thiểu cho một tờ khai gồm: phí kiểm dịch là 200.000 đồng, kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm là 2 triệu đồng.
Theo ông Phạm Thanh Bình, thông thường, lượng tờ khai XNK của Hải quan TP.HCM chiếm khoảng 40%- 50% tổng số tờ khai toàn quốc, nhưng do cảng và sân bay ở TP.HCM lớn nhất cả nước nên tỷ lệ hàng hoá thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành cao hơn các nơi khác. Vì vậy, chỉ tạm tính số lượng tờ khai thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phát sinh ở 32 đơn vị Hải quan tỉnh, thành phố còn lại tối thiểu là 50% của TP.HCM, như vậy tổng chi phí cho 3 loại kiểm tra chuyên ngành trên (kiểm dịch, kiểm tra ATTP, kiểm tra chất lượng) trong cả nước là khoảng 1.636 tỷ đồng/năm 2015. Về thời gian, chỉ tính thời gian tối thiểu để hoàn thành thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành cho một lô hàng là 2 ngày thì năm 2015, riêng hàng nhập khẩu làm thủ tục tại Hải quan TP.HCM, các DN đã phải mất 1.660.972 ngày, nếu tính cả nước sẽ là 3.321.944 ngày.
Đó là chưa kể đối với hàng hoá Nhóm 2 phải làm thủ tục hợp quy với chi phí còn lớn hơn chi phí kiểm tra. Chẳng hạn bản chào giá dịch vụ làm thủ tục công bố hợp quy An toàn thực phẩm của một công ty tư vấn dịch vụ này: Đối với sản phẩm thông thường: 4,2 triệu – 4,5 triệu đồng/1 sản phẩm, thời gian 25 – 30 ngày kể từ ngày DN nộp hồ sơ cho Cục an toàn thực phẩm qua mạng; đối với thực phẩm chức năng: 12 triệu đồng/1 sản phẩm, thời gian 30 – 45 ngày kể từ ngày DN nộp hồ sơ cho Cục An toàn thực phẩm qua mạng. Chi phí cho công bố nhanh cộng thêm ½ mức chi phí trên.
Có DN chỉ nhập khẩu mặt hàng bột mì, phụ gia thực phẩm để sản xuất mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu phải chi phí cho kiểm tra chuyên ngành 1 năm khoảng 1 tỷ đồng, chiếm 2- 3% giá thành sản phẩm. BIDIFISHCO sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản (48 – 50 triệu USD/năm, DN phải trả phí kiểm tra chất lượng cho Nafiquad Đà Nẵng từ 400 – 500 triệu đồng/tháng, tức khoảng 5 – 6 tỷ đồng/năm.
Các vướng mắc cần có giải pháp tháo gỡ
Ngoài chi phí cho kiểm tra chuyên ngành quá lớn, kết quả khảo sát còn cho thấy có quá nhiều bất cập về kiểm tra chuyên ngành mà DN đang phải chịu. Theo GIG, tình trạng một mặt hàng bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật (luật, nghị định, thông tư) trong cùng lĩnh vực hoặc thuộc các lĩnh vực khác nhau dẫn đến phải chịu quản lý của nhiều bộ, với các cách quản lý khác nhau, hầu như chưa có gì thay đổi.
Tại Hà Nội thời gian Kiểm dịch động vật đối với hàng tươi sống tại từ 3 – 5 ngày, nếu ngày trả kết quả là ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ) thì phải cộng thêm số ngày nghỉ làm kéo dài thời gian thông quan hàng hoá và nhất là làm ảnh hưởng đến hạn sử dụng của hàng hoá (ví dụ thời hạn sử dụng mặt hàng cá hồi tươi sống thường chỉ có 15 – 20 ngày, thời gian kiểm dịch như trên dễ dẫn đến nguy cơ DN không bán được hàng do cận date).
Tại Đà Nẵng, Bình Định, hàng đông lạnh (thịt, cá, thuỷ sản nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu...) không được cơ quan kiểm dịch thú y cho đưa về kho lạnh của DN để chờ kết quả kiểm dịch, thời gian lưu tại cảng 3 – 5 ngày, DN phải trả chi phí lưu kho và tiền điện (khoảng 20 triệu đồng/container, nếu DN nhập 200 – 300 container/năm, riêng chi phí này khoảng 4 – 6 tỷ đồng/năm.
Với vướng mắc này, các DN kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cơ quan thú y áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân loại DN, cho phép các DN tuân thủ tốt pháp luật, có kho lạnh được phép đưa hàng về kho bảo quản, chờ kết quả kiểm dịch, để giảm gánh nặng chi phí cho DN .
Cùng hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm nhưng 3 Bộ (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương) lại có các quy định khác nhau. Thủ tục giữa các cơ quan, tổ chức được chỉ định kiểm tra thực hiện không giống nhau. Tại Hà Nội, Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm đến kho DN lấy mẫu. Tại Đà Nẵng (đối với hàng hoá của DN được khảo sát ở Bình Định): Cơ quan kiểm tra (Nafiquad) không trực tiếp lấy mẫu, mà DN tự lấy mẫu, gửi xe đò đưa tới cho Nafiquad để kiểm tra.
Các DN phản ánh, thủ tục công bố hợp quy rất phức tạp, theo quy định tại khoản 3 Điêu 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP, thời gian cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không cấp giấy tiếp nhận cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp. Tuy nhiên, nhiều DN phản ánh gặp rất nhiều khó khăn trong việc công bố hợp quy tại Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Bộ Y tế, thủ tục rất phức tạp, không minh bạch, thời gian kéo dài (hàng tháng, có trường hợp vài tháng).
Đáng chú ý, dù đã được công bố hợp quy, nhưng mỗi khi nhập khẩu vẫn phải làm thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá cũng có tình trạng tương tự. Việc kiểm tra mang nặng tính hình thức thể hiện ở việc DN tự lấy mẫu, cơ quan kiểm tra không thể biết mẫu lấy từ đâu; Giấy chứng nhận lại ghi kết quả kiểm tra chỉ có giá trị với mẫu được phân tích. Cách kiểm tra như vậy không mạng lại hiệu quả quản lý gì mà gây khó khăn, tốn chi phí cho DN. Khi kiểm tra, Nafiquad kiểm tra cả những chỉ tiêu mà người mua nước ngoài không yêu cầu, làm kéo dài thời gian, tăng chi phí cho DN. Ngoài ra, do chỉ có Nafiquad kiểm tra nên xảy ra tình trạng quá tải, làm kéo dài thời gian kiểm tra và cấp Chứng nhận.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chỉnh chu' hay 'chỉn chu'?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chỉnh chu' hay 'chỉn chu'?
- ·Bài toàn siêu khó, thách thức thiên tài giải trong 10 giây
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Trẻ vào lớp 1 các trường tư 'hot' ở Hà Nội phải làm bài kiểm tra, phỏng vấn
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của gần 50 trường đại học
- ·Tổng Bí thư: Quy hoạch thế nào mà không có trường, học sinh không có lớp?
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của gần 50 trường đại học
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Ông Hoàng Nam Tiến kêu gọi phụ huynh phát triển văn hoá đọc
- ·Bị hội phụ huynh cô lập vì không góp tiền mua quà tặng giáo viên ngày 20/11
- ·Bài toàn siêu khó, thách thức thiên tài giải trong 10 giây
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·'Ngành Giáo dục không được tự quyết tuyển giáo viên khác nào tay không bắt giặc'
- ·Hội thảo khoa học công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới
- ·Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Ai xuất thân từ chú tiểu ở chùa, sau đỗ đạt cao trở thành đại danh y?