【kq ngoai hang】Đào tạo nghề ở thị trấn Sông Đốc: Thiếu người dạy, ít người học
Khác với những địa phương khác, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự hưởng ứng khá đông của người dân, ở thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) lại trầm lắng. Số người đăng ký học hiếm hoi, số lớp học mở nhỏ giọt, nhiều khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo đang cần được tháo gỡ.
Khác với những địa phương khác, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự hưởng ứng khá đông của người dân, ở thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) lại trầm lắng. Số người đăng ký học hiếm hoi, số lớp học mở nhỏ giọt, nhiều khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo đang cần được tháo gỡ.
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú nhìn nhận: “Ðã qua công tác đào tạo nghề theo Ðề án 1956 tại đơn vị còn nhiều hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao. Một phần do các lớp học chưa đáp ứng yêu cầu, phần khác do đặc thù của thị trấn phát triển chủ yếu về đánh bắt thuỷ sản nên rất khó thu hút học viên".
Khó thu hút học viên
Thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo Ðề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua thị trấn Sông Ðốc đã chủ động đề xuất thường xuyên mở nhiều lớp dạy nghề cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách, hội viên và người dân trên địa bàn, thế nhưng chất lượng dạy và học thật sự vẫn chưa đạt yêu cầu, số lượng học viên tham gia rất ít ỏi.
Chị Phan Thị Nhiên, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, thuộc số ít học viên tìm được việc làm sau khi học nghề. |
Theo đánh giá của địa phương, ngoài nguyên nhân do các đối tượng tham gia học phần đông là người lao động có thu nhập thấp, lại là lao động chính trong gia đình, họ phải bươn chải cho cuộc sống gia đình, khiến nhu cầu học nghề hạn chế, phải kể đến đặc thù dân cư chủ yếu hành nghề đánh bắt thuỷ sản, nghề dạy nghề, cha truyền con nối.
Ông Phạm Thanh Tuấn, công chức LÐ-TB&XH thị trấn Sông Ðốc, trần tình: “Ở đây, con nít mới lớn đã biết đi biển, học sơ có thể biết vá lưới, phụ nữ có thể làm mắm tôm. Ða số đối tượng trong độ tuổi lao động đều đi biển nên việc vận động học nghề rất khó. Chiêu sinh cũng nhiều lần nhưng số lượng đăng ký rất ít”.
Nghịch lý là, với gần 30 công ty, xí nghiệp trên địa bàn thu hút khá đông lao động tham gia, ở nhiều nơi khác còn đổ xô về, giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng bằng nhiều nghề như: phơi cá cơm, làm mực, lột tôm… thế nhưng các đơn vị này chủ yếu hoạt động theo thời vụ, không theo hợp đồng, có những việc chủ yếu làm theo con nước, cứ kéo dài 3-4 ngày thì ngưng nên không giữ chân được lực lượng lao động địa phương.
Chị Trần Thị Trắng, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, cho biết: “Trước đây tôi làm nghề vá lưới thuê, làm mực, lột tôm theo thời vụ. Cứ 7 giờ sáng đến 4 giờ 30 chiều, mỗi ngày thu nhập được khoảng 90.000 đồng. Thấy người ta làm rồi làm theo thôi, không cần phải học nghề gì. Thời gian gần đây, người dân thất nghiệp nhiều lắm bởi tàu thuyền đánh bắt thất thu, nguồn thuỷ sản cũng cạn kiệt”.
Cần gắn với giải quyết việc làm
Ðược biết, hầu hết người lao động địa phương thường xuyên xin việc làm ở các công ty, doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai… bởi công việc được cho là ổn định hơn và mức lương cao hơn tại địa phương. Ông Phú cho biết thêm, hiện đơn vị chưa có sự cân bằng giữa nhu cầu việc làm trong và ngoài tỉnh. Thường sau Tết, có ngày lên đến 100 hồ sơ xin việc tỉnh ngoài. Dù tỉnh cũng thường xuyên kết hợp với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhưng cũng không thu hút được nguồn lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, khó khăn cơ bản nhất được địa phương nhìn nhận chính là sau khi hoàn thành lớp học, bản thân học viên lại bị thất nghiệp với nghề đã học, không được bố trí việc làm thích hợp, buộc phải quay trở lại với nghề trước đây.
Chị Phan Thị Nhiên, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, là một trong số ít người học xong lớp may dân dụng tìm được việc làm. Chị Nhiên bộc bạch: “Sau khi học nghề, tôi tự mở tiệm may ở nhà, mỗi ngày thu nhập cũng khoảng 80.000-100.000 đồng. Ở đây có được nghề may này thôi vì ít ra cũng may cho gia đình hoặc kiếm thêm ít thu nhập”.
Người học ít ỏi, lớp học cũng thưa, khiến lực lượng lao động nông thôn không khỏi nản lòng. Ông Phạm Thanh Tuấn bộc bạch: “Năm 2013 địa phương mở được 3 lớp (2 lớp may dân dụng, 1 lớp chăm sóc da), rồi năm 2014 mở thêm 2 lớp nuôi tôm quảng canh cải tiến, cho đến nay chưa mở thêm được lớp nào nữa. Năm 2015, đơn vị có đề xuất xin 4 lớp (trang điểm, thẩm mỹ, nuôi lươn) nhưng không được đáp ứng với lý do là không có người dạy. Còn dạy nghề năm 2016 hiện vẫn đang chiêu sinh”.
Ông Lâm Văn Phú đề xuất: “Cần đào tạo một số nghề phổ biến nhất gắn với địa phương, nhưng phải phù hợp giữa nhu cầu người lao động và các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động. Ðồng thời, đảm bảo chất lượng đào tạo, chất lượng học viên, đặc biệt là việc giải quyết việc làm sau khoá học”./.
Bài và ảnh: Hồng Nhung
(责任编辑:La liga)
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Diễn viên Anh Đào 'Lối về miền hoa' cưới
- ·Thu Hà 'Thương ngày nắng về': Ông xã trêu tôi nhận vai gì mà ác thế!
- ·Hợp tác Việt
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·Khai mạc hội chợ thương mại
- ·Bão ngầm tập 69: Thiếu tướng Hoạch ra lệnh bắt khẩn cấp thượng tá Tuất
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Phạt gần 600 triệu đồng, đình chỉ hoạt động Nhà máy tuyển quặng Hòa Yên
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ
- ·Vĩnh Thụy thân thiết với Phương Oanh sau bộ ảnh cưới gây sốt
- ·Nhận thẻ xanh tại Mỹ với việc đầu tư vào dự án EB
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Vợ cũ Hoài Lâm: 'Tôi không nhận tiền chu cấp nuôi con từ bất kỳ ai'
- ·Thương mại Việt
- ·Vẻ điển trai như tài tử Hàn Quốc của MC Nam Linh
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Ca mắc sởi, ho gà tăng từ 8