【ac milan vs sassuolo】Thiêng liêng mùa tri ân
(CMO) Lịch sử còn ghi, ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta luôn dành vị trí trang trọng, thiêng liêng cho những người đóng góp công lao trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống ấy tiếp tục được gìn giữ, toả rạng những giá trị nhân văn cao đẹp. Đã 75 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20/SL, sau đó chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh toàn quốc, và từ năm 1955 trở đi là ngày Thương binh - Liệt sĩ, công việc tri ân, thực hiện chính sách người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước và dân tộc coi là nhiệm vụ hệ trọng, xuyên suốt.
Tại Cà Mau, vùng đất căn cứ địa kháng chiến Nam Bộ, cùng với những chiến công rực rỡ góp phần quan trọng cho đại thắng mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là biết bao hy sinh, mất mát. Thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền; sự phối hợp hoạt động tích cực, đầy trách nhiệm của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và phong trào cách mạng của toàn dân…, tỉnh nhà đã triển khai, tổ chức thực hiện khá toàn diện, nghiêm túc công tác thương binh - liệt sĩ và phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công ở địa phương theo đúng quy định.
Nghĩa tình trọn vẹn
Cà Mau với vị trí địa đầu cực Nam của Tổ quốc, căn cứ địa của các cơ quan đầu não kháng chiến Tây Nam Bộ nên cuộc chiến đấu giữa ta và địch luôn diễn ra gay go, ác liệt. Chiến trường Cà Mau là một trong những nơi có rất nhiều thương binh, liệt sĩ và người có công với nước. Dân số Cà Mau trước giải phóng chưa đầy 500.000 người, vậy mà có đến 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh - con số cho thấy sự mất mát, hy sinh ấy lớn biết dường nào; nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) có tới 3, 4 người con và chồng hiến dâng cho Tổ quốc.
Cà Mau có 2.510 bà mẹ được Tổ quốc phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ VNAH; gần 17.000 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng, với tổng kinh phí 28 tỷ đồng.
Công tác chăm lo, thực hiện chính sách người có công ở Cà Mau là nhiệm vụ chính trị được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đặc biệt quan tâm, là kết tinh của truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đạo đức cách mạng văn minh, nhân văn, nhân bản trong thời đại Hồ Chí Minh. Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã hướng dẫn lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền xét duyệt công nhận và tổ chức thực hiện chính sách lên đến 110.858 người có công với nước, cơ bản hoàn thành việc giải quyết các tồn đọng chính sách đối với người có công trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc.
Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (thứ 4 từ trái sang) đến thăm, tặng quà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Huôi, ngụ ấp Chống Mỹ B, xã Hàm Rồng nhân kỷ niệm 75 Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022). |
Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, khẳng định: “Với tâm niệm làm yên lòng người đã khuất, làm ấm lòng người còn sống, công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách người có công tại tỉnh Cà Mau luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện bằng nỗ lực, quyết tâm và tấm lòng tri ân sâu sắc nhất. Cùng với sự ủng hộ, chung sức của cộng đồng, tỉnh Cà Mau ngày càng lan toả nhiều việc làm hay, thiết thực, ý nghĩa để hỗ trợ toàn diện người có công và gia đình thân nhân, từ đó giúp gia đình người có công từng bước vươn lên trong cuộc sống”.
Bằng ý thức trách nhiệm và tình cảm lớn lao đối với người có công, Cà Mau đề ra mục tiêu chăm lo toàn diện cả đời sống vật chất lẫn tinh thần, làm sao để đối tượng người có công và gia đình phải có mức sống tối thiểu ngang bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân của người dân trong tỉnh. Người có công và thân nhân còn nhận được nhiều chế độ ưu đãi về an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; ưu đãi trong tuyển sinh, tạo việc làm; hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học; các chính sách về nhà ở, tiếp cận vốn khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh... Đến nay, 99% hộ gia đình người có công ở Cà Mau đã có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống chung của người dân trong tỉnh.
Tri ân bằng việc làm cụ thể
Tháng 7, mùa tri ân, quê hương Cà Mau dành những tình cảm thiêng liêng nhất thông qua các việc làm cụ thể để hướng về người có công. Trong đó, không thể không nhắc đến phong trào Mâm cơm đồng đội mà Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp đã phát động, duy trì trong nhiều năm qua. Đại tá Nguyễn Văn Phép, nguyên Chủ tịch Hội CCB tỉnh, chia sẻ: “Với tâm niệm sống thay phần cho những đồng chí, đồng đội đã xả thân vì sự nghiệp cách mạng, lực lượng CCB Cà Mau đã làm toả rạng thêm hình ảnh người lính Cụ Hồ trong thời kỳ hoà bình, xây dựng và phát triển quê hương. Anh linh của những anh hùng liệt sĩ như hiện hữu, nối dài trong chặng đường mới hôm nay qua những mâm cơm nghĩa tình của đồng chí, đồng đội”.
Mâm cơm đồng đội tưởng nhớ, tri ân những đồng chí, đồng đội đã khuất của Chi hội CCB ấp Cái Ngang, xã Hoà Thành, TP Cà Mau. |
Các cấp uỷ đảng, chính quyền coi nhiệm vụ tri ân, đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách người có công là công việc xuyên suốt. Toàn huyện Trần Văn Thời hiện có gần 6.000 người có công nhận chế độ ưu đãi. Mục tiêu giúp người có công ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế gia đình luôn là vấn đề ưu tiên của địa phương.
Ông Võ Quốc Thống, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thông tin: “Huyện vui mừng thông báo rằng, đến năm 2020, toàn huyện không còn hộ nghèo là gia đình người có công. Công tác chăm lo, thực hiện chính sách cho người có công trên địa bàn huyện trong những mùa tri ân 27/7 trở thành cao điểm để xã hội tri ân, vinh danh những người không tiếc máu xương vì độc lập, hoà bình cho quê hương, đất nước”.
Huyện Trần Văn Thời đã trao tặng 12 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng. (Trong ảnh: Bàn giao nhà tình nghĩa cho thương binh 4/4 Nguyễn Thị Ngọc Cơ, ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời). |
Những ngôi nhà đồng đội đã hiện thực hoá những nỗ lực của địa phương trong công tác chăm lo toàn diện đời sống người có công. Thương binh 4/4 Nguyễn Thị Ngọc Cơ, ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, bồi hồi xúc động khi được bàn giao căn nhà mới cận dịp 27/7: “Tôi biết ơn Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, giúp đỡ những gia đình có công với cách mạng. Đến nay, nguyện ước có chỗ ở khang trang của gia đình đã trở thành sự thật, niềm vui này quá lớn đối với bản thân tôi và gia đình”.
Ông Nguyễn Minh Nhứt, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, khi đến thăm Mẹ VNAH Nguyễn Thị Chữ, Ấp 5, xã Khánh Bình Đông, đã bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc với người mẹ Khmer kiên trung, anh dũng. Mẹ Chữ có 2 con là liệt sĩ, chồng là thương binh bị địch bắt tù đày, qua đời vì vết thương tái phát. Trong câu chuyện kể lại, mẹ Chữ dù đã ngoài 90 tuổi vẫn đau đáu một tấm lòng theo Đảng, theo Bác Hồ: “Mẹ không tiếc gì hết. Mừng khi quê hương mình ngày càng phát triển, đồng bào người Khmer từng bước vươn lên”.
Những kết quả đạt được của Cà Mau trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công, như lời ông Nguyễn Quốc Thanh, là “khá toàn diện, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và tin cậy của xã hội”. Tuy nhiên, không phải là không còn những trăn trở. Theo ông Thanh, ở Cà Mau vẫn còn một số trường hợp người có công chưa được ghi nhận, vinh danh, nhận chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước vì nguyên nhân khách quan. Do thời gian lùi xa, việc xác minh các giấy tờ, nhân chứng liên quan đến những đối tượng này gặp vô vàn khó khăn. Công việc này, cần phải tìm hướng giải quyết thoả đáng nhanh chóng, bởi càng chờ đợi lâu thì càng khó khăn.
Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, đất và người Cà Mau nghiêng mình thành kính tri ân những người có công với cách mạng bằng trọn vẹn tấm lòng và những việc làm, nghĩa cử thiết thực, ý nghĩa. Cuộc sống hoà bình, hạnh phúc hôm nay là điều quý giá nhất, thiêng liêng nhất được khởi nguồn, dựng xây từ hôm qua, từ biết bao hy sinh, mất mát của những con người, lớp người anh hùng trên quê hương này. Cà Mau đời đời ghi tạc công ơn trời biển của các Anh hùng, liệt sĩ, thương binh và người có công với cách mạng./.
Hải Nguyên - Nhật Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ hải quan
- ·Èo uột cơ giới hóa nông nghiệp
- ·Tâm sự Bầu Đức: 'Nợ rất nhục nhã và tôi phải quyết tâm trả nợ'
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Hưng Yên: Thu nội địa đạt 103,6% dự toán
- ·Khuyến công Thái Bình: Tiếp sức làng nghề phát triển
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách tăng hơn 11% so với năm 2018
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Nhập khẩu thịt lợn về cảng Cái Mép giảm mạnh
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa tại cảng Sài Gòn
- ·Đồng Nai: Tập trung gỡ khó cho hoạt động khuyến công
- ·Không nên quy định chồng chéo nhiệm vụ của Biên phòng với Hải quan
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Ngành than trước áp lực thuế, phí
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đã vượt 6% chỉ tiêu phấn đấu
- ·Nhà 4 người ở lại phố đón Tết: Lo ăn 1 ngày, tốn 1 triệu đồng
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được giao đất phải nộp hồ sơ khai thuế