【lich thi dau ngoai hang hom nay】Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều chuyển biến tích cực
Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 22/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023 và thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023.
Về tình hình chung, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, sau thời gian bị tác động của đại dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội, tình hình công dân đến các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có xu hướng tăng trở lại và gần bằng với thời điểm trước đại dịch.
Trong năm 2023, số lượt công dân đến các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tăng 1.615 vụ việc và tăng 102 lượt đoàn đông người so với năm 2022. Riêng tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội ở Hà Nội số lượt công dân tăng 752 lượt người với 877 vụ việc và 48 lượt đoàn đông người so với năm 2022. Số lượng đơn thư của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội cũng tăng 1.384 đơn so với năm 2022.
Qua nghiên cứu, nội dung đơn thư của công dân gửi đến trong lĩnh vực hành chính chủ yếu có liên quan đến các lĩnh vực: về quản lý đất đai, xây dựng; về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về tranh chấp đất đai; về quản lý và vận hành nhà chung cư; về việc đầu tư, xây dựng và hoạt động của khu xử lý rác thải, chăn nuôi tập trung gây ô nhiễm môi trường... Nội dung đơn thư thuộc lĩnh vực giải quyết của các cơ quan tư pháp chủ yếu là đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật…
Đánh giá chung về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, việc thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH thực hiện ngày càng bài bản, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên.
Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm trong xã hội, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật trên thực tiễn đã được phản ánh kịp thời để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, giải quyết; nhiều vụ việc phức tạp, đông người đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH với cử tri và Nhân dân.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc chủ động tổ chức, thực hiện tiếp công dân của Đoàn ĐBQH, ĐBQH ở một số địa phương còn hạn chế, còn phụ thuộc vào kế hoạch tiếp công dân định kỳ của địa phương và phân công của Đoàn ĐBQH; chất lượng phân loại, xử lý đơn còn hạn chế, vẫn còn tình trạng chuyển đơn đến cơ quan không đúng thẩm quyền giải quyết; Việc thực hiện chế độ báo cáo công tác dân nguyện của một số Đoàn ĐBQH chưa bảo đảm thời gian theo quy định…
Đối với Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH đã được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiêm túc và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc thực hiện kiến nghị về hoàn thiện thể chế còn chậm, chưa rõ lộ trình thực hiện; chất lượng văn bản trả lời, thông tin kết quả giải quyết còn thiếu tính thuyết phục; một số vụ việc chưa xác minh, làm rõ vào nội dung công dân tiếp khiếu, tiếp tố dẫn đến công dân tiếp tục bức xúc; một số vụ việc cụ thể đã có kiến nghị nhưng chậm được thực hiện, việc giải quyết còn để kéo dài, không nêu rõ lộ trình giải quyết…
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, năm 2023, bám sát sự chỉ đạo của Đảng, triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; mặc dù tình hình công dân đến cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh có tăng so với năm 2022 nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo; các cấp, các ngành đã nỗ lực, cố gắng có nhiều giải pháp phù hợp nên công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực.
Phân tích những tồn tại, hạn chế, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, việc thực hiện tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu một số cơ quan bộ ngành, địa phương chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Luật; chất lượng xử lý đơn ở một số địa phương chưa cao, còn tình trạng sai sót, nhầm lẫn, chưa xem xét xử lý kịp thời ngay từ cơ sở.
Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính thấp hơn so với năm 2022 và chưa đạt mục tiêu phấn đấu (85%); chất lượng giải quyết ở một số địa phương còn hạn chế; việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo có nơi còn chậm, chưa triệt để. Việc kiểm tra, rà soát các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài ở một số địa phương chưa chủ động, còn chậm so với yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việc xem xét giải quyết một số vụ việc do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu, ĐBQH chuyển đến còn chậm, chưa kịp thời báo cáo kết quả thực hiện. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa…
Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, các cấp, các ngành cần tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các quy định Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành trung ương tiếp tục rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành quản lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo.
Thanh tra Chính phủ thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; chủ động nắm tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước; đặc biệt là ở những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài để chủ động đôn đốc, phối hợp với địa phương giải quyết, xử lý; trước mắt phối hợp các bộ ngành, địa phương tập trung xử lý những vụ việc liên quan đến đất đai có nguồn gốc đất nông, lâm trường quốc doanh.
Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, Quốc hội tiến hành thảo luận. Có 6 lượt đại biểu phát biểu, ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật; đánh giá công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận) mong muốn Quốc hội ban hành nghị quyết quy định giao nhiệm vụ cụ thể để sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ nhưng bị kéo dài, chậm giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Các đại biểu cũng kiến nghị nhiều giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, như: cần có quy định về ban hành văn bản chấm dứt giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo hết thẩm quyền; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối với người dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; hướng dẫn quy trình báo cáo, cung cấp thông tin vụ việc đối với ĐBQH, đoàn ĐBQH và các cơ quan của Quốc hội để hạn chế việc chuyển đơn thư nhiều lần; đầu tư xây dựng phần mềm trong Đề án chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ dữ liệu, quản lý và giải quyết đơn thư; sửa đổi các quy định về tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
Kết thúc phiên thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Tại phiên họp buổi sáng, Quốc hội biểu quyết, tán thành điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 3/11 và ý kiến của các cơ quan, ngày 16/11, tại Phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến thống nhất về nhiều nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn một số nội dung, chính sách lớn cần tiếp tục nghiên cứu để thiết kế phương án chính sách tối ưu; việc rà soát, hoàn thiện toàn diện dự thảo Luật cần thêm thời gian để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật.
Do đây là dự án Luật có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, vì vậy, sau khi thống nhất với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp chiều, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Trong phiên họp buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Tại phiên thảo luận đã có 17 đại biểu phát biểu, 14 đại biểu tranh luận; trong đó ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và nhiều nội dung trong Tờ trình của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; việc bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án (thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử; xem xét, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử theo quy định của luật); việc giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử; việc đổi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử; việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; quy định về sửa đổi ngạch, bậc thẩm phán; cơ chế bảo đảm an ninh, trật tự tại tòa án; việc tham dự, đưa tin tại phiên tòa; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tòa án; kỹ thuật lập pháp…
Tham gia tranh luận tại phiên họp, đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) quan tâm đến quy định về Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ, về tổ chức xét xử theo cấp xét xử hay địa giới hành chính, về tính độc lập trong xét xử…, cho rằng đây là những vấn đề lớn, ban soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tổ chức hội thảo chuyên sâu, bởi đây là 1 trong 3 yếu tố cấu thành thực hiện quyền tư pháp.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã phát biểu giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách để cho ý kiến vào dự án Luật này trước khi trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7./.
T. Bình (tổng hợp)
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Nạn nhân công ty đa cấp Liên kết Việt: 'Hối hận và tủi hổ lắm'
- ·Lật tẩy các mánh làm thực phẩm giả
- ·Thịt trâu khô làm giả, người tiêu dùng bị ‘móc túi’ trắng trợn
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Chuyên gia tư vấn cách nhận biết thực phẩm an toàn
- ·Người dân cảnh giác cuộc gọi lừa đảo tăng mạnh cuối năm
- ·Nông sản an toàn: Thứ trưởng Vũ Văn Tám ăn dưa chuột không bỏ vỏ
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Tẩy trắng dừa nhờ bột ăn mòn da tay
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Sứa giả Trung Quốc có thể phá hủy hệ thần kinh
- ·Mua thuốc lá Marlboro toàn đầu lọc: Sự 'tổn thương' niềm tin không nhỏ!
- ·Thịt gà thối đổi màu trên xe khách
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Nghi vấn sữa chua Dutch Lady gây ra ngộ độc cho hàng loạt học sinh
- ·Nước ngọt Sting chứa xác nhện bên trong
- ·Có gì trong 50 thùng hàng Trung Quốc giấu dưới ghế ngồi xe khách?
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Trà Lipton bị tố có chứa 'bọ' bò lổm ngổm