【bảng xếp hạng giải vô địch bỉ】“Quên” tống đạt văn bản tố tụng, toà chỉ rút kinh nghiệm rồi thôi
(CMO) “Vì sao phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi mà vụ án này đã được xét xử sơ thẩm và cấp phúc thẩm huỷ án đề nghị xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Hơn nữa, quyết định tạm đình chỉ được toà sơ thẩm ký vào tháng 2/2018 nhưng đến tháng 4/2018 mới tống đạt cho đương sự. Và vụ án này bao giờ sẽ được tiếp tục giải quyết…”.
Đó là nỗi băn khoăn của ông Nguyễn Văn Khoẻ, ngụ ấp Cái Rô, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước.
Theo trình bày của ông Khoẻ, vào năm 1995, vợ chồng ông có cầm cố một phần đất nông nghiệp, diện tích 6 công tầm lớn (khoảng trên 7.000 m2), tại ấp Cái Rô cho ông Nguyễn Thành Lợi (ngụ cùng ấp) với giá 7 chỉ vàng 24K và thoả thuận sẽ chuộc lại trong 15 năm. Đến năm 2003, ông Lợi đề nghị sẽ trả thêm cho ông Khoẻ 10 chỉ vàng 24K để mua luôn phần đất đã cầm cố và ông Khoẻ đồng ý.
Tuy nhiên, ông Lợi không trả vàng như thoả thuận mà trả cho ông Khoẻ bằng tiền mặt, tổng cộng sau 3 lần trả là 1.250.000 đồng. Vì vậy, ông Khoẻ không đồng ý làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho ông Lợi. Năm 2010 (đúng thời gian thoả thuận cầm cố đất), ông Khoẻ yêu cầu chuộc lại đất thì ông Lợi không chấp nhận cho chuộc theo giá 7 chỉ vàng mà buộc ông Khoẻ phải tính theo giá thị trường.
Mấu chốt vấn đề dẫn đến tranh chấp, kiện tụng kéo dài nhiều năm qua là do giấy tờ có liên quan đến việc thoả thuận cầm cố đất vào năm 1995 ông Khoẻ đã bị thất lạc do ảnh hưởng cơn bão số 5 vào năm 1997. Trong khi đó, ông Lợi đang lưu giữ giấy thoả thuận chuyển nhượng đất vĩnh viễn, có vợ chồng ông Khoẻ, bàn cận kế cận và đại diện chính quyền ấp ký tên xác nhận.
Ông Nguyễn Văn Khoẻ trình bày sự việc với phóng viên Báo Cà Mau. |
Tại phiên toà dân sự sơ thẩm vào ngày 23/3/2017, ông Lợi thừa nhận có thoả thuận cố đất như ông Khoẻ đã trình bày, nhưng năm 1995 là cầm cố còn đến năm 2003 là chuyển nhượng vĩnh viễn (chứng cứ là giấy thoả thuận hiện ông đang lưu giữ). Nếu thời điểm này, ông Khoẻ muốn chuộc lại 6 công đất nói trên thì phải trả cho ông Lợi 84 chỉ vàng.
Song, ông Khoẻ khẳng định chưa từng ký vào bất cứ giấy tờ nào để chuyển nhượng đất cho ông Lợi. Đồng thời, đặt ra nghi vấn là tại sao xác nhận giấy chuyển nhượng vĩnh viễn không phải là trưởng ấp Cái Rô xác nhận mà lại là bí thư chi bộ ấp, diện tích đất của ông là 6 công nhưng trong giấy chỉ ghi có 4 công, thời điểm thoả thuận chuyển nhượng là vào năm 2003 (như ông Lợi đã nói), nhưng trong giấy lại ghi ngày 6/2/1995...
Quá nhiều điểm không trùng hợp và hơn nữa, ông Lợi chỉ đưa ra giấy phô-tô mà không có bản gốc để đối chiếu. Vì vậy, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm TAND huyện Cái Nước đã tuyên giao dịch giữa ông Nguyễn Văn Khoẻ và ông Nguyễn Thành Lợi về việc chuyển nhượng đất vĩnh viễn được lập vào ngày 6/2/1995 là vô hiệu. Buộc ông Lợi phải trả lại cho vợ chồng ông Khoẻ phần đất 6.012 m2 (theo đo đạc thực tế thời điểm hiện tại) toạ lạc tại ấp Cái Rô, xã Tân Hưng. Đồng thời, vợ chồng ông Khoẻ có trách nhiệm hoàn trả lại cho ông Lợi 7 chỉ vàng 24K và số tiền 1.250.000 đồng.
Tháng 7/2017, TAND tỉnh Cà Mau đã mở phiên xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của ông Lợi. Tại toà, đại diện Viện KSND tỉnh Cà Mau cho rằng, việc tuân thủ pháp luật của các đương sự, thẩm phán và HĐXX đã thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, đề nghị HĐXX phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Lợi, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Thế nhưng, nhận định của HĐXX phúc thẩm thì vụ án dân sự này còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Do cấp sơ thẩm chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, chưa xem xét và giải quyết toàn diện vụ án, cấp phúc thẩm không thể khắc phục được… Cho nên, quyết định huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 18/2017 ngày 23/3/2017 của TAND huyện Cái Nước, chuyển hồ sơ về TAND huyện Cái Nước giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm. Và, vụ án này đã kéo dài đến nay như băn khoăn của ông Khoẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau về vụ án này, ông Trần Thanh Hiền, Chánh án TAND huyện Cái Nước, cho biết, do vụ án phức tạp, có thụ lý bổ sung và đưa nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng. Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ án cần thiết chờ kết quả đo đạc của Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ - Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau. Do đó, toà ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, sai sót trong khâu tống đạt nên quyết định tạm đình chỉ vụ án cho đương sự quá chậm, toà đã tổ chức họp, kiểm điểm rút kinh nghiệm vấn đề này./.
Mỹ Pha
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Sơn Maxilite và Dulux ra mắt loạt sản phẩm mới
- ·Thâm Quyến nuôi giấc mơ xe tự lái Trung Hoa
- ·Honda Việt Nam hỗ trợ 1 tỷ chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Mùa hè “Học mà chơi – Chơi mà học” cùng MobiEdu
- ·Doanh thu 19 tập đoàn thuộc “siêu ủy ban” giảm hơn 27 nghìn tỷ đồng vì dịch covid
- ·MSB mở gói tín dụng ưu đãi 7.000 tỷ đồng cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Hacker Triều Tiên hạ gục Axie Infinity bằng đòn đánh kim tiền
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Vì sao Apple không thể bỏ Trung Quốc?
- ·Ảnh hưởng dịch Covid
- ·TPHCM: Trên 90% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải giải quyết trực tuyến
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Singapore: Từ 18/7, Grab phạt khách hàng nếu đến chậm hơn 3 phút
- ·Dự định xây trạm vũ trụ riêng, Nga thông báo rút khỏi trạm quốc tế sau năm 2024
- ·Android 13 Beta tương thích ASUS Zenfone hay ROG
- ·Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- ·Clip hành động đùa giỡn tử thần của những đứa trẻ nóng nhất mạng xã hội