【bóng đá tỷ lệ bóng đá】Vụ bao chiếm đất rừng phòng hộ nuôi sò huyết: Buộc trả lại hiện trạng ban đầu
(CMO) Liên quan đến việc một số hộ dân tự ý bao chiếm đất rừng phòng hộ nuôi sò huyết tại huyện Trần Văn Thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tiến hành kiểm tra thực tế và có báo cáo chính thức vụ việc.
Sở NN&PTNT thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại khu vực người dân tự ý bao chiếm nuôi sò huyết kéo dài từ cửa biển Sông Đốc đến đầu kênh Quản Thép với chiều dài bao chiếm gần 2 km (thuộc khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời).
Qua kiểm tra xác định, vị trí bao chiếm thuộc khoảnh 16, Tiểu khu 5B nằm trong diện tích đất rừng của Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Biển Tây. Khu vực này nằm trong bờ kè chắn sóng để gây bồi tạo bãi khôi phục lại rừng (khu vực này đã bị sạt lở, hiện tại không có cây rừng). Có 2 hộ thực hiện bao chiếm, với tổng diện tích là 30,8 ha.
Trước đó, Giám đốc Sở NN&PTNT đã ban hành công văn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm khẩn trương thực hiện công tác vận động, tuyên truyền 2 hộ dân tự tháo dỡ công trình bao chiếm nêu trên, đồng thời tham mưu báo cáo kết quả về Sở. Ngày 27/3/2023, Chi cục Kiểm lâm có Báo cáo số 100/BC- KL; theo báo cáo, tại thời điểm kiểm tra 2 hộ có hành vi bao chiếm đã tháo dỡ toàn bộ lưới bao chu vi và chòi canh trên bờ kè chắn sóng.
Hiện trạng khu vực bao chiếm (ảnh được chụp ngày 30/3)
Hôm qua (30/3), Sở NN&PTNT đã chỉ đạo phối hợp với địa phương kiểm tra lại hiện trường. Kết quả ghi nhận 1 trường hợp đã khôi phục lại hoàn toàn, trả lại hiện trạng ban đầu (nhổ cọc tràm và thu hồi lưới bao). Trường hợp còn lại đã thực hiện xong việc hạ lưới bao chu vi, hiện trường còn lại các cọc gỗ tràm đã có dấu hiệu khô mục, số lưới mành sau khi đã cắt hạ nhưng không thu hồi (bỏ tại chỗ), tại một số đoạn cách mặt đất trung bình khoảng 15 cm.
Từ kết quả kiểm tra, tổ công tác nhận thấy, với hiện trạng như hiện nay, trường hợp hộ này đã không còn điều kiện để tiếp tục thả nuôi giống sò huyết tại khu vực nêu trên. Tuy nhiên, tổ công tác cũng đề nghị Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Biển Tây và Hạt Đê điều tiếp tục vận động hộ dân thu hồi cọc gỗ, lưới bao và 9 m2ván sàn hiện còn trên kè chắn sóng.
Sở NN&PTNT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên phối hợp với địa phương kiểm tra, quản lý chặt chẽ địa bàn, không để phát sinh trường hợp tương tự./.
Văn Đum
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Trường công đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn xanh quốc tế, xây hết 100 tỷ đồng
- ·Loại bột thần kỳ có thể hút CO2 khỏi không khí
- ·Nguyên nhân Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí top đầu thế giới
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Chiến dịch Mùa hè Xanh 2024 đã làm được gì cho hàng chục nghìn người dân?
- ·Chuyên gia nêu thách thức của Việt Nam khi bước vào nền kinh tế tuần hoàn
- ·CEO Mai Kiều Liên: Điều gì cần thiết, phục vụ cho xã hội, Vinamilk sẽ làm
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Trồng nho dưới pin mặt trời, sản xuất ra những chai vang vị ngon bất ngờ
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Rò rỉ hình ảnh mẫu xe điện cỡ nhỏ của Wuling cạnh tranh với Hongguang Mini EV
- ·Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam
- ·Việt Nam và New Zealand sẽ ký kết Thỏa thuận hợp tác về biến đổi khí hậu
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·EU áp thuế bổ sung với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc
- ·Công bố Giải thưởng Hành động vì cộng đồng Human Act Prize 2024
- ·Vingroup ký hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh với Tổng công ty đường sắt Việt Nam
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh