【lich bong da y】Nâng cao vị thế của người thầy
Tôn sư trọng đạo là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc. Ðây vừa là nét đẹp văn hoá vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của người Việt Nam.
Tôn sư trọng đạo là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc. Ðây vừa là nét đẹp văn hoá vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của người Việt Nam.
Trong xã hội phong kiến ngày xưa, người thầy được xếp ở vị trí đặc biệt quan trọng “quân, sư, phụ”. Thầy chỉ dưới vua và trên cả cha. Từ ngày có Ðảng lãnh đạo đến nay, vị trí của người thầy càng được khẳng định, tôn vinh. Thầy không chỉ dạy chữ mà dạy cả đạo làm người. Thầy chính là tấm gương sống trong giáo dục học trò. Thầy giỏi mới có trò giỏi. Nhiều bậc hiền nhân đã làm rạng danh non sông đất nước là nhờ công dạy dỗ của những bậc thầy văn hay chữ tốt, trí dũng song toàn, một lòng vì dân, vì nước. Ðiển hình như thầy giáo Chu Văn An, khi làm quan, ông hết lòng phụng sự cho đất nước, cho Nhân dân. Thấy bọn tham quan lộng hành ông dâng “Thất trảm sớ” xin vua chém đầu 7 nịnh thần. Không được vua chấp thuận, ông xin cáo lão hồi hương. Một lòng đau đáu chuyện quốc gia, ông mở trường dạy học với tâm huyết đào tạo nhân tài phò vua, giúp nước. Chính tài trí và nhân cách tuyệt vời của ông đã đào tạo ra nhiều thế hệ học trò thành đạt, góp tài sức làm vẻ vang cho dân tộc.
Gần nhất, thầy giáo Nguyễn Tất Thành, người con ưu tú của Tổ quốc, vị lãnh tụ thiên tài của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Người là tấm gương mẫu mực không chỉ đơn thuần dạy chữ mà đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước, căm thù giặc, truyền tư tưởng cách mạng, ý thức độc lập, tự do cho thế hệ đương thời và cho mãi muôn đời con cháu mai sau.
“Không thầy đố mày làm nên”, câu răn dạy của tiền nhân đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của người thầy đối với đời sống xã hội. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, từ việc nhỏ trong gia đình đến chuyện quốc gia đại sự, không có việc gì mà không cần đến người thầy. Bởi thế, là học sinh phải biết tôn trọng và tri ân thầy cô giáo, đó chính là đạo lý làm người. Tri ân thầy, cô giáo không phải thể hiện bằng lời nói hay quà trong ngày 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, mà bản thân học trò phải cố gắng học thật tốt, phải thật sự là con ngoan trò giỏi, phải phấn đấu hết mình để sau này trở thành người công dân tốt, người hữu ích cho xã hội.
Xã hội càng hiện đại, trách nhiệm người thầy càng nặng nề. Trong giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập hiện nay, đòi hỏi thầy cô giáo phải thể hiện rõ bản lĩnh của người làm thầy, có kiến thức chưa đủ, phải có tầm nhìn, có lập trường tư tưởng cách mạng vững vàng, phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc lên trên hết, trước hết, không để bị lôi cuốn vì vật chất mới có thể định hướng đúng đắn cho học sinh.
Tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn, có lối sống trong sạch, lành mạnh, thương yêu học sinh, có trách nhiệm cao với Tổ quốc, với Ðảng, với Nhân dân trong đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đó chính là củng cố vị trí cao đẹp của người thầy trong lòng dân tộc
Tiếng Dân
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Rèn kỹ năng cho sinh viên, bắt đầu từ những điểm yếu
- ·Trương Văn Quốc Đạt xuất sắc vào đội tuyển thi Olympic sinh học quốc tế
- ·Tập đoàn Bảo Việt: Quý I/2019, doanh thu hợp nhất ước đạt 10.297 tỷ đồng
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Thu giữ hơn 4 tấn nguyên liệu pha chế đồ uống không rõ nguồn gốc
- ·Buộc 30 hãng tàu tái xuất trên 1.000 container phế liệu
- ·Tập đoàn Bảo Việt: Tổng tài sản vượt mốc 5 tỷ USD
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Vỏ bọc bằng cấp
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Tránh lãng phí sách giáo khoa
- ·Sẽ có cơ chế điều tiết giáo viên ở các môn học
- ·Tăng cường công tác chấm kiểm tra bài thi tự luận kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Được thanh toán khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện không có hợp đồng BHYT
- ·Những lỗi thường gặp và cách khắc phục khi nộp phí xét tuyển đại học 2022
- ·Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Tiếp cận giới qua chuyện kể