会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le ca cuoc bong da】Đầy vơi "túi tiền quốc gia"!

【ti le ca cuoc bong da】Đầy vơi "túi tiền quốc gia"

时间:2025-01-10 22:50:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:306次

day voi quottui tien quoc giaquot

Dồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu ưu tiên nhiều năm của Chính phủ. Ảnh: ST.

Chênh vênh

Những năm gần đây,Đầyvơiampquottúitiềnquốti le ca cuoc bong da mức tăng trưởng kinh tế cơ bản không đạt so với mục tiêu đề ra. Vô hình trung, đã làm khó cho bội chi, khiến tỷ lệ bội chi đội lên rất cao. GDP giai đoạn 2010-2015 dự kiến tăng trung bình 7-7,5%, sau đó được điều chỉnh giảm còn 6,5-7%. Tuy nhiên, trên thực tế GDP chỉ đạt ở mức trung bình là 5,91%. Trên cơ sở mức tăng trưởng dự kiến, các cân đối về chi đều gắn với kế hoạch đề ra nên bội chi đội lên ở mức 6,6% GDP (năm 2013) và 6,33% GDP (năm 2014)- con số trên đã được Quốc hội "chốt" thông qua quyết toán NSNN. Năm 2015 dự kiến bội chi ở mức 6,1% GDP- vẫn cao hơn so với mức cho phép là dưới 5% GDP.

Bội chi cao do tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng thu và tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP giảm nhanh so với giai đoạn trước. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ nợ công tăng nhanh, chi thường xuyên cao, hay do lãng phí trong sử dụng ngân sách... Nhìn một cách công bằng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phân tích trên tổng thể cân đối ngân sách. Theo Bộ trưởng, những năm qua thu ngân sách luôn đạt và vượt dự toán Quốc hội giao. Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi phát triển đất nước, yêu cầu chi là rất lớn, nhất là chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chương trình nông thôn mới, khắc phục hậu quả thiên tai,… Nhu cầu chi quá lớn so với khả năng thu của NSNN, nên thắt chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách là đòi hỏi cực kỳ cấp thiết trong thời điểm hiện nay và những năm tiếp theo, nhất là trong bối cảnh bội chi cao, nợ công đang sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP.

Chênh vênh cân đối ngân sách- mà người đứng đầu ngành Tài chính từng dùng hình tượng "ngân sách như đang đi trên dây" để miêu tả tình trạng này. Mất cân đối ngân sách kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh tài chính quốc gia. Chính vì vậy, yêu cầu thắt chặt kỷ cương, kỷ luật ngân sách được đặt ra vì ở đâu đó, vẫn còn tình trạng thực hiện chưa nghiêm. Để hướng tới mục tiêu cân đối được ngân sách, cần phải làm nghiêm từ khi các nguồn chi được dự toán, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí các nguồn vốn từ nguồn ngân sách, cho đến việc kiên quyết không ban hành chính sách mới khi không chuẩn bị được nguồn ngân sách...

Nhắc đến thắt chặt kỷ luật ngân sách, người ta thường nghĩ đến quản lý chặt trong chi tiêu, nhưng thu ngân sách có vai trò đặc biệt quan trọng vì có thu mới đủ bù chi. Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, chống nợ đọng và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp là mục tiêu đặt ra của ngành Tài chính. Bên cạnh đó, "quản" chặt điều hành chi ngân sách theo dự toán Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua. "Tuyệt đối không chi ngoài dự toán, trừ những trường hợp phát sinh, cấp bách, mà cần phải chi đảm bảo đời sống của nhân dân. Đồng thời, cắt giảm những khoản chi không cần thiết; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khoản chi ngân sách"- là phương án nằm lòng trong điều hành của Bộ Tài chính những năm vừa qua.

Tiết kiệm từ việc nhỏ để làm việc lớn

Gần đây, những quyết sách hướng tới một Chính phủ liêm chính, tiết kiệm được ban hành. Tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả ngân sách, là nhiệm vụ không của riêng ai.

Nói như vậy, bởi lãng phí ngân sách còn lớn. Trong báo cáo mới đây gửi Quốc hội, Bộ Tài chính nhận định, việc sử dụng tài sản công ở một số nơi còn lãng phí, vẫn còn tình trạng xây dựng quảng trường, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, cảng biển vượt quá nhu cầu cần thiết, tần suất sử dụng thấp, kinh phí bảo dưỡng, duy trì lớn trong khi NSNN đang rất khó khăn. Trong khi chưa tính đến những thất thoát, lãng phí đó, chi bằng hãy bắt đầu tiết kiệm từ việc nhỏ.

Là người có nhiều năm trăn trở với tình hình cân đối ngân sách, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch chia sẻ, ngân sách khó khăn cho thấy nước ta chưa giàu, chưa phú quý vì thế chúng ta không nên sính lễ nghĩa, cần phải cắt giảm những khoản chi không cần thiết, tiết kiệm, chống lãng phí. Theo ông, cần siết chặt các khoản chi thường xuyên, tính toán hiệu quả chi đầu tư phát triển. Do số lượng các địa phương điều tiết thu về ngân sách Trung ương còn nhỏ, nên các địa phương phải căn cơ hơn, phải nhìn vào "túi tiền", tính mức thu để cân đối chi. Nếu địa phương vung tay quá trán thì cắt chi trợ cấp, bởi Nhà nước không thể bao cấp hết được.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng đã dùng từ "các khoản chi vô bổ còn nhiều" để chỉ dư địa tiết kiệm vẫn còn. Nhiều lần, ông bày tỏ quan điểm "Chi tiêu phải nằm trong khả năng của nền kinh tế, vay phải trong khả năng trả nợ; phải phấn đấu tăng thu để tăng chi; nếu thu không đạt thì phải giảm chi tương ứng, nhằm siết chặt kỷ luật tài chính".

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi yêu cầu Chính phủ, từng thành viên Chính phủ “phải đi đầu trong công tác tiết kiệm, chống lãng phí... nhất là xe công, trụ sở, hội họp, đi công tác". Người đứng đầu Chính phủ nói và làm: “Thủ tướng sẽ làm gương, không mua xe mới”. Gần đây, ông chỉ đạo hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bì, tập trung lo Tết cho dân. Thủ tướng đã từng nhắc đến việc phải tiết kiệm từng đồng tiền thuế của dân; chống lãng phí xe công, trụ sở, hội họp, công tác... Sở dĩ, người đứng đầu Chính phủ làm gương vì ông muốn đề cao trách nhiệm cá nhân, không nhũng nhiễu, tiêu cực, vì lợi ích của nhân dân.

Chủ trương tiết kiệm của Chính phủ đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Những thống kê hàng năm của Bộ Tài chính- cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về vấn đề này- đã nói lên điều đó. Ví như, việc mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung sau 5 năm thí điểm, ngân sách đã tiết giảm được 467 tỷ đồng. Nếu triển khai rộng rãi, dự kiến sẽ tiết kiệm được khoảng 30 nghìn tỷ đồng/năm. Hay tiết kiệm chi thường xuyên và nhiều khoản chi khác trong năm 2015 của các bộ, ngành, địa phương lên đến con số 37.925 tỷ đồng. Nếu so sánh với năm 2014 đã tăng 21.542 tỷ đồng (tăng đến 231%). Đây là cố gắng lớn trong điều hành của Chính phủ nói chung và của Bộ Tài chính nói riêng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nếu co kéo, chúng ta vẫn có thể tiết kiệm được hơn nữa.

Bộ Tài chính- cơ quan tổ chức, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách, với vai trò được ví như người nắm giữ "tay hòm chìa khóa" của quốc gia, nhiều năm nay đã gương mẫu đi đầu.

Thực hiện khoán xe công với một số chức danh lãnh đạo triển khai tại Bộ Tài chính trong năm qua là biểu hiện cụ thể nhất của việc triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Không áp dụng mức khoán chung mà tính theo số ki-lô-mét khoảng cách giữa nhà và công sở, để đảm bảo công bằng, không cào bằng. Việc áp dụng mức khoán đó của Bộ Tài chính có sự tính toán kỹ lưỡng, triệt để tiết kiệm. Dù con số tiết kiệm không lớn, nhưng ý nghĩa lớn đó là, nếu thành công sẽ áp dụng triển khai trên toàn quốc, tiết kiệm được không nhỏ ngân khố quốc gia.

Ý thức tiết kiệm, dành dụm từ lâu đã ăn sâu vào con người Việt. Chả thế mà từ nhỏ, các gia đình đã dạy con em mình tiết kiệm bằng cách "nuôi lợn đất". Nhìn rộng ra câu chuyện lớn của đất nước, nếu biết tiết kiệm, cân đối lại chi tiêu. Khi đất nước mạnh giàu, sẽ có tiền dành cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội. Người Việt chịu thương, chịu khó, nói được và làm được.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
  • Hải quan Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế
  • Hải quan An Giang: 8 năm liền hoàn thành vượt mức thu ngân sách nhà nước
  • Quản chặt vốn đầu tư từ ngân sách tại tất cả các khâu thực hiện
  • Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
  • Những bước đột phá mới trên mọi mặt
  • 6 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới của các dự án FDI tăng 54,8%
  • Việt Nam xuất siêu sang Australia 410 triệu USD
推荐内容
  • Chuyên Gia AI
  • Sẽ kiểm tra một loạt các mặt hàng bình ổn giá
  • Vingroup tiếp tục là doanh nghiệp tư nhân nộp thuế lớn nhất Việt Nam
  • Học viện Tài chính công bố điểm trúng tuyển đại học năm 2015
  • Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
  • Từ 1.1.2016, đổi thẻ Căn cước công dân mất phí 50 nghìn đồng